Cảm giác dẻo dẻo khi ăn chè khoai mì kết hợp với béo và thơm của vali, cốt dừa khiến chị em phụ nữ rất mê mẩn đó. Tuy nhiên, để chế biến món chè khoai mì dẻo mềm, đúng vị thì không phải ai cũng có thể làm được.
Hãy đọc ngay bài viết dưới đây để khám phá bí quyết nấu món chè khoai mì thật ngon nhé.
Table of Contents
Công thức nấu món chè khoai mì cốt dừa
Nguyên liệu cần có:
- Khoai mì: 350 gram
- Nước cốt dừa: 250ml
- Lá dứa: 1 bó nhỏ
- Dừa nạo: 30g
- Đường trắng: 1/4 chén nhỏ
- Bột nếp: 2 muỗng canh
- Bột báng: 1 muỗng canh
- Muối: 1/2 muỗng cà phê
- Vani: 1 ống
- Đậu phộng rang giã thô.
Cách làm món chè khoai mì cốt dừa
Bước 1: Sơ chế
Rửa sạch lá dứa và cắt khúc. Cho lá dứa vào máy xay sinh tố, xay mịn rồi lọc lấy nước.
Bột báng ngâm vào nước lạnh khoảng 15 phút đến khi bột nở ra thì đổ ra rổ cho ráo hết nước.
Khoai mì đem gọt sạch vỏ, cắt đôi rồi ngâm vào thau nước muối lạnh khoảng 6 – 7 tiếng. Sau khi ngâm, bào khoai mì thật mịn, vắt ráo nước bằng tay. Thực chất, việc ngâm khoai mì vào nước khá quan trọng vì nó giúp giảm chất độc có trong khoai mì.
Trộn khoai mì, bột nếp, nước cốt lá dứa, nửa phần đường và muối với nhau. Trộn đều hỗn hợp rồi vo thành viên đều nhau.
Bước 2: Nấu chè
Đun sôi nước nấu chè gồm: nước lọc, nước cốt dừa và phần đường còn lại.
Nước sôi thì cho khoai mì và bột báng vào đun cùng đến khi khoai mì chín và hạt bột báng nổi trong. Thêm gia vị cho vừa miệng và vani nếu thích.
Tắt bếp, múc chè ra chén, rắc một ít đậu phộng rang và dừa nạo sợi lên trên, dùng khi còn nóng.
Công thức nấu món chè viên khoai mì
Nguyên liệu cần có:
- Khoai mì: 5 củ
- Nước cốt dừa: 250ml
- Đường trắng: 400g
- Bột năng: 3 muỗng canh
- Muối: 1 muỗng cà phê
- Lá dứa: 4 – 5 lá
- Mè trắng: 10g
Cách thực hiện
Bước 1: Sơ chế
Khoai mì mua về thì lột bỏ vỏ, rửa sạch với nước rồi ngâm trong nước muối loãng 5 tiếng để loại bỏ độc tố. Vớt khoai mì để thật ráo rồi bào nhuyễn. Cho khoai mì vừa bào vào túi vải hoặc khăn sạch để vắt nước trong bỏ đi. (nguồn : higlumcom)
Cho 100gr đường vào khoai mì rồi trộn đều. Đợi khoảng 10 phút rồi vo khoai thành từng viên tròn.
Lá dứa đem rửa sạch cuộn thành bó.
Bước 2: Nấu chè
Cho vào nồi 600ml nước và đường, nấu đến khi đường tan hết. Thì cho lá dứa vào. Khi nước sôi lại thì cho khoai mì vào nồi.
Nấu đến khi thấy viên khoai mì hơi trong thì đổ nước cốt dừa vào. Khuấy đều để khoai mì thấm đều nước cốt dừa.
Hòa bột năng với 6 muỗng nước, đợi khoai mì chín tới thì đổ vào. Chú ý vừa đổ vừa khuấy đều. Nấu đến khi bột năng chín, nước chè sánh lại là xong.
Rang mè trắng trên chảo đến khi mè vàng đều là được.
Đằng sau lớp áo màu nâu là phần thịt trắng muốt của khoai mì. Múc chè ra bát và rắc mè vừa rang lên. Bát chè khoai mì bốc khói nghi ngút vô cùng mê hoặc người thưởng thức đấy.
Công thức nấu món chè đậu xanh Nam Bộ
Nguyên liệu:
- Khoai mì mài: 600g
- Dừa nạo: 500g
- Đậu xanh đãi vỏ: 200g
- Bột nếp: 40g
- Sữa đặc: 3 muỗng canh
- Đường cát hoặc đường thốt nốt: 150gr (tuỳ khẩu vị mỗi người mà gia giảm thêm)
- Đậu phộng rang, mè rang, giã sơ
- Cùi dừa xắt sợi (chọn loại cùi vừa tới không cứng, không mềm quá)
- Lá dứa
Cách làm món chè khoai mì đậu xanh Nam Bộ
Bước 1: Sơ chế
Bỏ dừa nạo vào chén nước sôi đảo 8 – 10 phút rồi bóp chặt lấy 1 bát nước cốt đầu. Thêm 1 bát nước nữa vào để lấy phần nước cốt thứ 2 (loảng hơn lần đầu).
Đậu xanh đem vo sạch.
Khoai mì sau khi rửa sạch, ngâm nước thì cho vào túi vải để vắt ráo. Để lắng phần nước vừa vắt 1 tiếng rồi đổ phần nước trong bên trên đi. Lấy phần bột ở bên dưới trộn với phần bã khoai mì vừa vắt.
Trộn đều hỗn hợp khoai mì, bột nếp, 3 muỗng canh nước cốt đầu và 3 muỗng canh sữa đặc. Đợi 20 phút cho thấm đều. Dùng bột nếp thì viên chè sẽ dẻo mềm, nếu muốn viên chè được dẻo dai thì dùng bột năng.
Nấu muốn viên chè có màu xanh thì xay lá dứa lấy nước. Chia hỗn hợp khoai mì thành 2 phần.
Một phần cho thêm 3 – 5 muỗng nước lá dứa để tạo màu xanh.
Phần còn lại thì để nấu chung với 1 bó lá dứa và đậu xanh.
Bước 2: Nấu chè
Đậu xanh cho vào nồi, thêm nước sấp mặt đậu rồi nấu mềm. Vì nấu chè này không cần quá nhiều nước và còn nước cốt dừa nên khi đun đậu xanh thì càng ít nước càng tốt. Khi đậu mềm thì thêm nước cốt dừa lần 2, đường, ¼ muỗng muối và cùi dừa vào. Khuấy sơ cho đường tan hết.
Đặt lên bếp 1 nồi nước khác, đun sôi nước rồi cho viên khoai mì vào luộc. Khoai mì nhiều bột sẽ nổi còn khoai dẻo sẽ chìm nên sau 15 – 20 phút, nên ăn thử viên khoai. Nếu khoai mềm dẻo, viên khoai trong là đã chín, vớt viên khoai ra rồi cho vào nồi đậu xanh. Cho viên khoai mì màu trắng vào trước.
Đun cho nồi đậu xanh sôi lên thì đổ phần nước cốt dừa còn lại vào, đợi sôi lại là được.
Múc chè ra bát rồi rắc mè rang + đậu phộng giã lên trên. Chè này ăn lúc còn nóng là ngon nhất vì để nguội viên khoai sẽ cứng.
Những lưu ý khi nấu chè khoai mì
Để món khoai mì được đúng vị và đảm bảo được màu sắc cần lựa chọn khoai mì ngon. Khi mua, chú ý không nên chọn những củ bị sượng, bị hỏng hoặc dập móc, có mùi lạ vì không chỉ ảnh hưởng đến mùi vị món ăn mà còn không tốt cho sức khỏe.
Nên chọn những củ khoai mì tươi, mập, lớp vỏ mới, không khô vì đây là những củ ngọt, mềm và ít xơ. Đặc biệt, khi bạn cạo lớp vỏ ngoài mà thấy lớp vỏ trong có màu trắng thì nên bỏ qua, còn màu hồng nhạt thì nên chọn vì nó chứa ít độc tố hơn.
Khoai mì khi mua về hay nhổ lên nên nấu ngay, không để quá lâu.
Gọt vỏ ngoài khoai mì cho thật kỹ và ngâm rửa khoai mì với nước muối.
Từng viên chè nấu xong không bị nát hoặc dính vào nhau.
Chè không nên nấu quá ngọt, nếu bạn thích ăn ngọt thì gia giảm lượng đường.
Lời kết
Vậy là chúng ta đã hoàn thành cách nấu chè khoai mì dẻo, bùi và hấp dẫn. Với món chè này. Chúc bạn sẽ thành công với món chè này!