12 cách hạ sốt nhanh hiệu quả – giảm ngay sau 15 phút

Trẻ em rất non nớt và có sức đề kháng còn kém, do đó rất dễ mắc các căn bệnh thông thường như cảm mạo, sốt hay đau bụng. Sốt tuy là bệnh nhẹ nhưng nếu không chữa trị kịp thời hoặc đúng các nó sẽ trở thành một mối nguy hại lớn cho bé. Nguy hiểm hơn là tạo điều kiện cho các loại virus xấu xâm nhập gây bệnh. 

Cách hạ sốt nhanh hiệu quả (nguồn : higlum)
Cách hạ sốt nhanh hiệu quả (nguồn : higlum)

Các bé bị sốt có thể do nhiều nguyên nhân như đang mọc răng, khóc nhiều hay bị nhiễm trùng. Tùy vào nguyên nhân mà mức độ sốt sẽ khác nhau nên khi bé không may bị sốt nhẹ (dưới 38,5 độ) các mẹ có thể tự hạ sốt cho bé bằng các phương pháp tự nhiên. Vì sử dụng nhiều thuốc Tây y cũng không tốt cho sức khỏe của bé, đôi khi còn khiến bé sợ uống thuốc nữa.

Dưới đây #higlum xin chia sẻ một số bài thuốc trị sốt cho các mẹ cùng tham khảo nhé! 

12 cách hạ sốt nhanh đơn giản – hiệu quả

Các phương pháp này chủ yếu sử dụng các loại lá cây hay sản phẩm từ thực vật có sẵn trong nhà và cũng rất dễ tìm mua. Vậy nên vô cùng tiện lợi khi các bé đột nhiên bị bệnh. 

1. Sử dụng hành tây hạ sốt

người ta chứng minh được ích lợi của củ hành tây trong việc chữa cảm sốt và thuyên giảm đau đớn. Có 3 cách sử dụng hành tây để làm hạ sốt như sau: 

Hành tây dùng để hạ sốt
Hành tây dùng để hạ sốt

Cách 1: Đắp hành tây

Khắp cơ thể chúng ta rải rác các loại huyệt đạo mà lang y sẽ dựa vào đó để chữa bệnh. Bạn có thể dùng hành tây để hạ sốt bằng cách thái nhuyễn ⅓ củ hành, cho vào một cái khăn xô sạch bọc lại và đắp vào dưới cổ tay trái – nơi có các huyệt đạo, đường gân có thể hạ sốt nếu có nước cốt hành thấm vào. 

Cách 2: Hạ sốt, tan đờm và chữa ho

  • Bước 1: Bóc vỏ, bổ ngang và thái lát hành. 
  • Bước 2: Lau sạch chân bé rồi đặt hành trực tiếp vào lòng bàn chân, sau đó mang vớ để hành không bị xê dịch. Sau một đêm bạn tháo vớ và rửa lại chân cho bé. Bé sẽ đỡ bệnh.

Cách 3: Chữa ho, làm sạch phổi

  • Đầu tiên nướng sơ củ hành trong lò hoặc trên bếp lửa, bóc vỏ và cũng thái lát ngang củ rồi băm nhuyễn. 
  • Bước 2 lấy một cái khăn xô để bọc hành và buộc kín miệng thành một cái túi chườm.
  • Sau đó đặt túi chườm lên trên ngực trần của bé, lăn đều trong khoảng 15 phút rồi bỏ ra. Hành tây tốt cho phổi, chữa ho.

2. Sử dụng lá bỏng, rau diếp cá hoặc ngải cứu

3 loại lá trên có rất nhiều công dụng được ghi lại trong sách Đông y. Bạn có thể hái, mua chúng ở bất kì tỉnh thành nào nên cách này khá thông dụng trong việc giải cảm và hỗ trợ tuần hoàn máu. 

Xem thêm  10 cách trị sẹo lõm thực hiện đơn giản - 6 ngày mất hẳn

Cách dùng lá bỏng, rau diếp cá hoặc lá ngải cứu trị sốt có thể dùng được cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Mẹ hãy rửa sạch rồi giã nhỏ 1 trong 3 loại lá trên, sau đó cho vào một miếng vải sạch rồi đắp lên trán bé. 30 phút sau thay thành khăn vắt nước ấm. Cơn sốt sẽ thuyên giảm nhanh chóng.

Hạ sốt bằng tinh dầu oải hương hoặc tinh dầu tràm
Hạ sốt bằng tinh dầu oải hương hoặc tinh dầu tràm

3. Hạ sốt bằng tinh dầu oải hương hoặc tinh dầu tràm

Tác dụng chính của tinh dầu là thư giãn đầu óc, giữ ấm cơ thể và đả thông hệ hô hấp. Vậy nên khi bé bị sốt các mẹ có thể dùng các loại tinh dầu này để giúp bé hạ sốt. Khi sờ trán bé thấy nóng bạn hãy cho bé tắm nước ấm có pha vài giọt tinh dầu tràm trà hoặc tinh dầu oải hương. 

Ngay sau khi tắm xong phải lau khô người và mặc quần áo cho bé. Chú ý không để gió lùa vào nơi bé sinh hoạt. Bạn cũng có thể sử dụng cách này 1-2 lần/ tuần để phòng ngừa cảm lạnh cho bé yêu.

Sử dụng chanh tươi hạ sốt
Sử dụng chanh tươi hạ sốt

4. Sử dụng chanh tươi hạ sốt

Chanh tươi là một “trợ thủ đắc lực” trong công cuộc giúp bé hạ sốt – nhất là khi bé sốt trên 38 độ C. Cắt các lát chanh thật mỏng rồi đắp lên trên, các khuỷu tay chân và trên xương sống của bé. Thay miếng khác khi lát chanh đã nóng. Ngoài ra bạn có thể xoa chanh lên bàn tay và lòng bàn chân bé để tăng hiệu quả hạ sốt.

Chú ý tránh những vùng bị thương, chỗ nhạy cảm để bé không khó chịu nhé.

5. Hạ sốt bằng khăn ướt

Bạn từng nghe đến cách dùng tất ướt để giúp bé hạ sốt chưa? Tuy lạ nhưng lại được lưu truyền mấy đời rồi đấy. Khi bé bị sốt mẹ hãy nhúng tất chân vào nước ấm rồi quấn vào cổ bàn bàn chân của bé. Thay liên tục khi nước trong tất nguội lạnh đến khi bé hạ nhiệt độ nhé. Có thể chỉ mấy tiếng là bé khỏe hơn rồi.

6. Sử dụng lá tía tô

Lá tía tô khi sử dụng có thể giải cảm, hạ sốt rất hiệu quả. Bạn hãy rửa sạch rồi cho lá tía tô vào máy xay nhuyễn hoặc giã nhuyễn để lọc lấy phần nước cốt. Sau đó cho bé uống. Tinh dầu lá tía tô sau khi uống vào sẽ nhanh chóng phát huy hiệu quả. 

Nếu bé còn quá nhỏ hoặc không chịu uống bạn hãy nấu nước lá tía tô lên cho loãng hơn. Có cách khác là người mẹ hãy ăn sống 10 lá tía tô để có chất vào sữa cho bé bú. 

7. Lá nhọ nồi

Ông bà ta ngày xưa thường dùng lá nhọ nồi mọc dại khắp đường làng để hạ nhiệt cho bé. Rửa sạch và ngâm nước muối loãng trong 10 phút. Cho vào nồi với một chút nước đun sôi lên rồi mẹ lấy phần lá đã đun mang đi giã nhuyễn. Chắt lấy nước cho bé uống. 

Định lượng là 50ml cho 1 lần uống thuốc. Ngoài ra phần bã rau các mẹ cũng cho vào khăn xô lau quanh trán, nách, bàn chân và bẹn cho bé nhé để tăng hiệu quả hạ nhiệt.

8. Lau người bé bằng nước ấm

Đây có lẽ là cách làm đơn giản nhất với dụng cụ duy nhất là một chiếc chậu nước ấm và khăn xô. 

Khi bé bị sốt mẹ lần lượt làm theo các bước sau: Cởi quần áo cho bé, sau đó dùng khăn đã vắt nước ấm lau quanh người cho bé. Đặc biệt là ở trán, nách và hai bên bẹn. 

Xem thêm  19 cách làm trắng da mặt đơn giản - hiệu quả sau 6 ngày

Khi bị sốt các bé rất khó chịu, lau nước ấm không chỉ giúp bé thoải mái hơn mà khi nước bốc hơi gân mạch sẽ được giãn nở theo từ đó giúp hạ nhiệt cho bé. Cứ 15 phút lau 1 lần đến khi nhiệt độ bé giảm xuống còn 37 độ C. Thông thường thời gian khá ngắn để bé giảm sốt.

9. Cho trẻ uống nhiều nước

Uống nhiều nước – việc làm đơn giản nhưng vô cùng cần thiết. Khi bị sốt bé toát rất mồ hôi nên lượng nước trong cơ thể giảm nên sẽ có cảm giác mất hết sức lực,  bủn rủn tay chân và khô miệng. Vậy nên các mẹ nên cho bé ăn các món ăn dạng lỏng, dễ nuốt và thường xuyên cho bé uống nước ấm.

Nếu tình trạng mất nước của bé nghiêm trọng thì mẹ hãy mua các chế phẩm bù nước điện giải trong tiệm thuốc như zozo, hydrite. Các loại này có vị khá dễ uống và lượng nước bổ sung cho cơ thể cũng nhiều hơn nước thông thường. 

Đối với trẻ sơ sinh thì bù nước bằng cách cho bé bú thường xuyên hơn bình thường. 

Các mẹ cần lưu ý về nhiệt độ của nước trước khi cho bé uống, tránh nước quá nóng gây bỏng lưỡi cũng như nước quá lạnh khiến răng ê buốt mà bụng bị lạnh khó chịu. 

10. Mặc quần áo thoáng mát cho trẻ

Khi đo nhiệt độ cho bé thấy cao hơn 37 độ C nhưng bé vẫn vui chơi nhanh nhẹn, ăn uống đầy đủ và đi vệ sinh bình thường thì bạn không cần cho bé uống thuốc. Hãy mặc những bộ quần áo rộng rãi, mát mẻ nhất cho bé để bé hoạt động ra mồ hôi giải tỏa lượng nhiệt trong người, từ đó bé cũng giảm được cơn sốt.

Các mẹ cũng có thể dùng các miếng dán hạ sốt để giúp bé hạ nhiệt.

11. Bổ sung canxi cho bé

Các nghiên cứu của chuyên gia cho thấy bổ sung canxi có thể giúp bé ngăn ngừa khả năng nhiễm bệnh. Bạn có thể chọn mua các loại thức ăn chứa hàm lượng canxi cao như cá, cua, yến mạch, các loại rau xanh,… hay thực phẩm chức năng bổ sung canxi cũng là lựa chọn tốt cho bé. 

12. Sử dụng thuốc hạ sốt

Khi bé bị sốt cao (trên 39 độ C) bé cần được uống thuốc hạ sốt ngay lập tức. Loại thuốc và liều lượng bạn cần lựa chọn thật cẩn thận và nên có sự đồng ý của bác sĩ. Thông thường tại các nhà thuốc có bán Paracetamol – đây là thuốc hạ sốt có hiệu quả và không có nhiều chỉ định. Có 2 dạng thuốc là dạng siro hoặc dạng gói, siro sẽ dễ uống hơn đối với các bé. 

Sau khi uống thuốc từ 30 phút đến 1 giờ sẽ có hiệu quả, tác dụng phụ của thuốc cũng không có nhiều. Cách sử dụng là dùng 10 – 15mg/kg trong 1 lần uống, nếu bé vẫn còn sốt thì 4 tiếng sau cho bé uống tiếp. Không được cho bé uống quá 60mg/kg trong 1 ngày.

Trước khi sử dụng các mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và bảng thành phần, tránh bé bị dị ứng với thành phần có trong thuốc. Hơn nữa liều lượng sử dụng cho bé ở mỗi độ tuổi là khác nhau, tránh dùng quá liều hay lạm dụng thuốc khiến bé bị nhờn.  (nguồn : higlum)

Sốt ở trẻ nhỏ và một số thông tin hữu ích

Nguyên nhân gây lên tình trạng trẻ bị sốt là gì?

Có nhiều nguyên nhân khiến bé bị sốt vì độ tuổi này sức đề kháng của bé còn rất yếu nên các mẹ hãy tìm hiểu kỹ nguyên nhân để có biện pháp điều trị phù hợp và không bị nhầm sang các loại bệnh khác. 

Xem thêm  10 cách giảm béo mặt đơn giản - hiệu quả sau 7 ngày

– Nhiễm trùng: Khi bé bị ngã hay va chạm gây ra vết thương hở, nếu xử lý không kỹ sẽ dễ bị nhiễm trùng. Hoặc nếu bé bị nhiễm bệnh thì cơ thể cũng tự tạo ra lớp phòng vệ. Và sốt là một trong những biện pháp ấy.

– Tiêm chủng: Trẻ em từ khi mới sinh đến lúc được 5 tuổi cần tiêm phòng rất nhiều. Do đó có trường hợp bé bị sốt nhẹ sau khi tiêm, các mẹ chú ý đến biểu hiện và tìm cách hạ sốt cho bé.

– Mặc quá nhiều quần áo, ủ trẻ quá kỹ: Luôn luôn giữ ấm cho trẻ cũng chưa chắc đã tốt. Vì bé còn nhỏ, khả năng tự điều tiết nhiệt độ cơ thể còn chưa hoàn thiện nên khi mặc nhiều quần áo trong môi trường nóng kín cũng sẽ làm bé bị sốt.

– Mọc răng: Nhiều bé khi mọc răng sẽ bị sốt nhẹ, các mẹ chú ý nếu bé sốt cao hơn 38 độ C thì có thể là do nguyên nhân khác. 

– Một số trường hợp khác: Các bé nếu đột nhiên bị sốt cũng nguy hiểm vì sốt là biểu hiện đầu của nhiều loại bệnh nghiêm trọng khác như sốt xuất huyết, viêm phổi, sốt rét, viêm màng não,… Khi ấy ngoài sốt cao bé còn xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, khó thở, co giật chân tay, da tím tái, ngủ liên tục, xuất huyết hay ngất xỉu. Để phòng tránh trường hợp xấu các mẹ hãy quan sát bé cẩn thận và xử lý kịp thời nếu xuất hiện 1 trong các tình trạng trên. 

Những điều cần tránh khi trẻ bị sốt

– Tránh chỗ gió lùa nhưng cũng không đóng cửa kín mít, bí bách.

– Bé bị sốt thì nên mặc quần áo 1 lớp, rộng rãi, chất liệu hút mồ hôi và đắp chăn mỏng. Mặc nhiều lớp áo quấn chăn kín chỉ khiến bé khó thoát nhiệt hơn thôi. 

– Sử dụng nước ấm, không dùng chất có cồn và khăn lạnh, nước đá để hạ sốt cho bé. 

– Khi bé bắt đầu bị sốt không dùng thuốc hạ sốt ngay lập tức. Hãy áp dụng các cách hạ sốt vật lý để giúp bé hạ nhiệt. Vì sử dụng thuốc ngay khi mới bệnh sẽ làm cho hệ thống miễn dịch của bé không kịp làm hệ thống bảo vệ, lâu dần sẽ bị phụ thuộc vào thuốc. Cặp nhiệt độ và theo dõi bé thường xuyên để nắm rõ tình trạng cơ thể. 

– Nếu bé bị sốt kéo dài hơn 2 ngày thì đưa bé đến trung tâm y tế gần nhất để truyền nước và chữa trị kịp thời. 

– Tuyệt đối không hạ sốt bằng cách vắt chanh vào miệng hay vào mắt bé. Cách này không có hiệu quả gì mà con gây nguy hiểm cho bé. 

– Nếu bé bị co giật đi kèm khi sốt thì cần đưa bé đi bệnh viện ngay. Ngoài ra hãy tìm vật cứng cho vào miệng bé tránh bé cắn trúng lưỡi, để bé nằm nghiêng và theo dõi tình trạng co giật để thông báo cho bác sĩ điều trị. 

– Các bài thuốc dân gian ở trên chỉ có tác dụng tham khảo. Bạn nên tìm hiểu kĩ hoặc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Không nên lạm dụng hay áp dụng linh tinh có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn. 

– Tuyệt đối không dùng aspirin để hạ sốt cho trẻ vì có khả năng gây hội chứng Reye liên quan đến não bộ. 

Khi nào nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ?

Mỗi độ tuổi khác nhau thì độ nguy hiểm khi bị sốt cũng không giống nhau. Cần cho con đến gặp bác sĩ ngay khi bé sốt từ 38 độ với trẻ sơ sinh từ 0 đến 3 tháng tuổi; bé sốt trên 38 độ với trẻ từ 3 – 5 tháng tuổi và với trẻ lớn hơn 6 tháng thì là khi sốt trên 39 độ C. (nguồn : higlum)

Đó là điều kiện chung nhưng nếu bé xuất hiện thêm bất kỳ triệu chứng gì khác như khó thở, co giật, da chuyển màu,… bạn cần đưa con đến cơ quan y tế ngay lập tức.

Lời kết

Trên đây là một số bài thuốc và lưu ý của #higlum về vấn đề sốt ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên vì đều là bài thuốc dân gian nên không ai kiểm chứng về tính hiệu quả của nó. Vì vậy mọi người hãy tìm hiểu kỹ càng trước khi áp dụng.

4.6/5 - (7 votes)