10 cách chữa ngạt mũi đơn giản – dứt điểm và an toàn

Ngạt mũi hay còn gọi là nghẹt mũi là vấn đề rất nhiều người thường gặp. Mặc dù không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng ngạt mũi gây nên sự khó chịu và mệt mỏi. Ngạt mũi là biểu hiện của đường thở không tốt, dấu hiệu của bệnh cảm cúm hay sổ mũi. 

Nhiều người nghĩ rằng nghẹt mũi là do dịch nhầy tích tụ nhiều trong mui khiến cho không khí không lưu thông tốt trong khoang mũi.

Tuy nhiên thực tế thì nghẹt mũi là do bị viêm các mạch máu trong xoang. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này rất nhiều. Có thể là do bị cảm cúm, cảm lạnh, nhiễm trùng xoang hay dị ứng thời tiết, dị ứng phấn hoa…

Nghẹt mũi gây nên nhiều sự khó chịu và bất tiện trong cuộc sống. Khi hít thở khó khăn cơ thể của bạn sẽ mệt mỏi và ủ rũ, ăn uống không ngon. Nhiều người có thói quen xì mũi nhưng điều đó không được khuyến khích bởi nếu làm không đúng cách sẽ gây viêm nặng hay dẫn đến xoang mũi.

Vậy có cách nào để chữa ngạt mũi nhanh chóng mà hiệu quả không? Những biện pháp dưới đây có lẽ sẽ giúp được bạn.

Những cách chữa ngạt mũi nhanh chóng – hiệu quả

Dùng thuốc không phải lúc nào cũng là biện pháp tốt. Với chứng nghẹt mũi nếu chỉ mới xuất hiện bạn hoàn toàn có thể chữa khỏi mà không cần dùng thuốc tốn kém lại hại đến sức khỏe.

Thực hiện massage các huyệt trên mặt

Massage các huyệt đạo trên mặt là một trong những biện pháp chữa nghẹt mũi rất hiệu quả, an toàn mà không cần phải dùng thuốc. Tuy nhiên cần phải xác định đúng vị trí các huyệt đạo và thao tác phải chính xác tuyệt đối. Sẽ rất nguy hiểm nếu bạn bấm nhầm huyệt vị trên mặt. Các huyệt đạo cần tác động để chữa ngạt mũi là: 

  • Huyệt ấn đường
    • Vị trí: Huyệt ấn đường nằm ở giữa hai chân mày, đầu sống mũi.
    • Cách thực hiện: Dùng ngón cái ấn vào huyệt ấn đường, day nhẹ nhàng trong vài phút để huyệt nóng lên. Cách làm này giúp cho chứng nghẹt mũi rất nhanh khỏi
  • Huyệt hợp cốc
    • Vị trí: Huyệt ấn đường nằm chính giữa khe nối của hai ngón cái và trỏ. Khi bị nghẹt mũi, day bấm huyệt ấn đường giúp tán nhiệt, khu phong, thông khiếu rất hiệu quả. Nếu bạn bị sổ mũi hay sốt bấm huyệt bị này cũng rất hiệu quả.
    • Cách thực hiện: Bạn dùng ngón tay bấm vào huyệt hợp cốc, dùng lực bấm và giữ trong 1 – 3 phút. Bên ta còn lại cũng làm tương tự.
  • Huyệt nghênh dương
    • Vị trí: Huyệt nghênh dương cách mũi của bạn khoảng 8mm, ngay bên cạnh cánh mũi.
    • Cách thực hiện: Bạn dùng ngón tay bấm thẳng vào huyệt. Thực hiện ở cả 2 bên cánh mũi trong 3 phút. Kết thúc trị liệu nên dùng dầu gió thoa vào cánh mũi để làm ấm huyệt. Cách bấm huyệt này giúp thông mũi, giảm nghẹt mũi và giảm ngứa, phù.
  • Huyệt nhân trung
    • Vị trí: Huyệt nhân chung nằm ngay giữa rãnh mũi (phần lõm vào ở dưới mũi)
    • Cách thực hiện: Bạn dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng huyệt nhân trung. Bên cạnh đó nên kết hợp với bấm day huyệt. Thực hiện một lúc sẽ thấy chứng nghẹt mũi biến mất. Thao tác bấm huyệt này cũng giúp hạn chế sưng viêm niêm mạc xoang mũi rất hiệu quả.
Xem thêm  11 cách trị sẹo lồi tự nhiên - hiệu quả sau 7 ngày

Lưu ý: 

Phương pháp bấm huyệt để chữa ngạt mũi được sử dụng rất phổ biến. Để bệnh  nhanh khỏi và an toàn, bạn cần phải thực hiện đúng huyệt vị và đúng phương pháp. Nếu không chắc chắn với kiến thức của mình có thể nhờ người có kinh nghiệm và hiểu biết để thực hiện.

Sử dụng nước muối sinh lý để điều trị ngạt mũi cho bé (Nguồn: higlum)
Sử dụng nước muối sinh lý để điều trị ngạt mũi cho bé (Nguồn: higlum)

Sử dụng nước muối sinh lý làm hết ngạt mũi

Nước muối sinh lý có tác dụng làm sạch và kháng khuẩn rất tốt. Bạn chỉ cần mua một lọ nước muối sinh lý có bán rất nhiều tại các hiệu thuốc. Khi bị ngạt mũi nhỏ vài giọt vào mũi. Nước muối sẽ làm loãng dịch nhầy, giúp đường thở không bị bí, tắc và bạn có thể để chúng thoát ra ngoài dễ dàng bằng cách xì mạnh. Ngoài ra, nước muối còn giúp chống viêm và tiêu sưng rất hiệu quả.

Nước muối sinh lý rất dễ mua và dễ sử dụng khi bị nghẹt mũi. Tuy nhiên, bạn cần nhỏ đúng cách để tránh bị sặc. 

  • Bước 1: Ngửa đầu ra phía sau. Mở nắp lọ nước muối sinh ly và nhỏ vào bên lỗ mũi bị tắc 3 – 4 giọt.
  • Bước 2: Dùng tay xoa nhẹ bên cánh mũi. Thao tác này giúp chất nhầy nhanh loãng và nước muối chảy sâu vào xoang mũi làm sạch.
  • Bước 3: Khi chất nhầy đã loàng bạn xì mạnh để chất nhầy thoát ra ngoài.
  • Bước 4: Tiến hành làm tương tự với bên mũi bị tắc còn lại nếu có.

Cách sử dụng nước muối sinh lý để chữa nghẹt mũi này có thể áp dụng cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên trẻ nhỏ chưa biết cách xì đúng. Các mẹ có thể dùng thiết bị hỗ trợ hoặc vỗ nhẹ vào lưng để con tự xì. Lưu ý khi dùng các thiết bị hỗ trợ là phải nhẹ tay để tránh làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ.

Dùng gừng tươi
Dùng gừng tươi

Sử dụng gừng

Gừng nổi tiếng là loại gia vị đa năng cần có trong căn bếp của mọi gia đình. Gừng tính nóng và chứa chất kháng viêm. Bên cạnh công dụng chữa cảm lạnh gừng còn có tác dụng chữa nghẹt mũi rất hiệu quả. Gừng thúc đẩy quá trình lưu thông máu đến mũi xoang, giúp thông chất dịch nhầy trong mũi và thông xoang mũi.

Cách sử dụng gừng để chữa ngạt mũi đơn giản mà hiệu quả nhất là nấu trà gừng và uống. 

Cách làm: Gừng tươi bạn mua về cạo sạch vỏ, rửa sạch rồi thái mỏng hoặc băm nhỏ. Sau đó bạn cho gừng vào nước sôi hãm trong 15 – 20 phút. Nếu sợ cay bạn có thể cho thêm mật ong. Nên uống khi trà còn nóng sẽ tốt hơn. 

Thực hiện xông hơi

Xông hơi cũng là cách chữa nghẹt mũi rất hiệu quả. Hơi nước sẽ giúp chất nhầy loãng ra nhanh chóng. Ngoài ra còn giúp làm sạch và làm thông thoáng đường thở của bạn. 

Nếu không có máy xông hơi chuyên nghiệp bạn vẫn có thể tiến hành xông hơi tại nhà bằng một bát nước sôi và vài loại thảo mộc có sẵn trong nhà như sả gừng hay lá tía tô. 

Xem thêm  11 cách tăng cân nhanh và an toàn - hiệu quả sau 17 ngày

Bạn chuẩn bị một bát nước sôi. Sau đó cho thảo mộc vào bát. Để mũi gần với bát nước và dùng một chiếc khăn trùm kín lại. Hơi nước sẽ giúp bạn nhanh chóng hết nghẹt mũi và đầu óc cũng thư giãn hơn.

Dùng khăn ấm thông mũi

Bên cạn cách xông hơi, dùng khăn ấm cũng có thể chữa nghẹt mũi rất nhanh chóng và hiệu quả. Bạn làm ấm một chiếc khăn sạch với nước nóng. Sau đó vắt cho ráo nước và đặt lên sống mũi. Hơi nước sẽ giúp máu lưu thông đến xoang và làm loãng các dịch nhầy. Nhờ vậy bạn có thể hít thở thông thoáng như thường. Bạn nên duy trì đắp khăn ấm khoảng 15 – 20 phút. Khăn nguội có thể thay nước và tiến hành tương tự.

Sử dụng tỏi chữa ngạt mũi

Tỏi nổi tiếng là loại thuốc kháng sinh tự nhiên của mọi nhà. Trong tỏi chứa  allicin và scordinin và nhiều hoạt chất khác có tác dụng chống viêm, ngăn chặn sự xâm nhập của virus, vi khuẩn, nấm, tiêu sưng…

Bên cạnh đó, tỏi giúp máu lưu thông đến xoang mũi tốt hơn, chống viêm, tiêu các ổ sung huyết, làm mềm và dịu niêm mạc mũi. Nhờ vậy ức chế tiết dịch nhầy trong mũi, giảm chứng nghẹt mũi khó chịu.

Có nhiều cách để chữa nghẹt mũi bằng tỏi

Cách 1: Xông mũi

Bạn giã vài tép tỏi. Sau đó cho vào một bát nước sôi. Tiến hành xông mũi với nước này 1 – 2 lần mỗi ngày. Nên thực hiện vào buổi sáng và tối thời điểm mà hay bị nghẹt mũi nhất.

Cách 2: Sử dụng tỏi và mật ong

Kết hợp tỏi và mật ong có tác dụng chữa nghẹt mũi rất hiệu quả. Bạn giã nát 2 tép tỏi rồi cho 1 thìa mật ong vào trộn đều. Dùng ăn trước bữa và bữa tối. Chứng nghẹt mũi rất nhanh chấm dứt.

Cách 3: Sử dụng rượu tỏi

Bạn giã nát vài củ tỏi và cho vào bình ngâm với rượu trong 1 tuần. Khi bị nghẹt mũi lấy uống 10ml. Mỗi ngày uống 2 lần. Ngoài ra nên kết hợp với nhỏ mũi bằng rượu tỏi. Tuy nhiên phụ nữ mang thai và trẻ em không nên dùng phương pháp này để chữa nghẹt mũi.

 Sử dụng baking soda

Baking soda hay bột nở là nguyên liệu được sử dụng phổ biến trong làm bánh. Tuy nhiên baking soda còn có công dụng như chất tẩy trắng tự nhiên hỗ trợ dọn dẹp nhà cửa và cũng điều trị một số vấn đề thường gặp về sức khỏe.

Baking soda có tính sát trùng tự nhiên. Nó dùng chữa các bệnh nhiễm trùng da, nhiệt miệng, mụn trứng cá và cả nghẹt mũi nữa. (Nguồn: higlum)

Cách thực hiện:

  • Bạn pha ¼ thìa baking soda trong 300ml nước ấm.
  • Sau khi khuấy đều bạn cho dung dịch vào bình xịt hoặc bình nhỏ và tiến hành nhỏ vào mũi tương tự như nước muối sinh lý.
  • Dùng tay massage mũi nhẹ nhàng để dung dịch thấm vào làm loãng chất nhầy và sạch xoang mũi.
  • Bạn xì mạnh để loại bỏ chất nhầy ra khỏi mũi
  • Nên duy trì thực hiện đến khi hết nghẹt mũi thì dừng

Làm ẩm không khí

Không khí khô cũng là nguyên nhân khiến cho chứng nghẹt mũi của bạn không khỏi và nặng hơn. Nếu nhà bạn có máy tạo ẩm thì hãy bật lên khoảng vài tiếng mỗi ngày để làm ẩm không khí trong nhà nhé!

Máy tạo độ ẩm, máy phun sương rất cần thiết trong gia đình, đặc biệt với gia đình thường xuyên sử dụng điều hòa. Tuy nhiên bạn nên lưu ý một vài điểm sau để bảo vệ sức khỏe khi sử dụng máy tạo độ ẩm:

  • Nên dùng nước tinh khiết để hơi ẩm được sạch và tránh vi khuẩn lây lan.
  • Thường xuyên thay nước và làm sạch các tấm lọc
  • Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với môi trường. Độ ẩm trong phòng nên duy trì ở 40 – 60 %. Không nên để độ ẩm trong phòng cao vì môi trường ẩm ướt tạo điều kiện cho các loại nấm mốc và vi khuẩn sinh sôi.
Xem thêm  20 cách trị thâm mụn đơn giản - dứt điểm sau 24 tiếng

Uống nhiều nước ấm

Khi bị nghẹt mũi, bạn nên uống nước ấm thay vì nước lạnh. Nước ấm giúp cho cổ họng và đường thở của bạn trở nên dễ chịu hơn. Ngoài ra nước ấm cũng giúp cho các chất nhầy nhanh loãng và thúc đẩy máu lưu thông đến xoang mũi nhiều hơn.

Bên cạnh nước ấm, bạn nên tăng cường lượng nước uống mỗi ngày. Bên cạnh nước ấm có thể uống nước trái cây và rau củ. Cần hạn chế nước có ga, đồ uống lạnh và đồ uống chứa cồn. Nên chia nhỏ lần uống trong ngày. Nếu uống nhiều nước một lần sẽ gây đầy bụng khó chịu.

Nếu là trẻ sơ sinh nên bổ sung nước bằng cách cho trẻ bú mẹ nhiều hơn. Sữa mẹ chứa nhiêu chất dinh dưỡng giúp bé khỏe mạnh và phát triển tốt.

Sử dụng tinh dầu để trị nghẹt mũi

Các loại tinh dầu không chỉ có tác dụng khử mùi, tạo hương thơm mà còn giúp thư giãn đầu óc, giảm các triệu chứng nghẹt mũi, đau đầu. Có thể làm được điều này là do tinh dầu chủ yếu có nguồn gốc từ thiên nhiên, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, thông đường mũi rất hiệu quả.

Một số loại tinh dầu có ích trong việc chữa nghẹt mũi, viêm mũi đó là:

  • Tinh dầu tỏi
  • Tinh dầu hoa oải hương
  • Tinh dầu tràm
  • Tinh dầu bạc hà
  • Tinh dầu đinh hương

Có nhiều cách để dùng tinh dầu chữa bệnh:

1, Bạn để tinh dầu gần mũi sau đó hít sâu vài hơi.

2, Bạn nhỏ vài giọt tinh dầu ra tay và xoa nhẹ nhàng trong lòng bàn tay. Sau đó đưa lại gần mũi và hít lấy mùi thơm của tinh dầu. Khi sử dụng phương pháp này bạn phải đảm bảo tay thật sạch sẽ để tránh vi khuẩn nhé!

3, Kết hợp tinh dầu thảo mộc với dầu ô liu hoặc dầu dừa rồi chấm nhẹ vài chấm ở dưới mùi hoặc sau tai.

4, Nhỏ tinh dầu vào bồn tắm và ngâm mình trong 10 phút.

5, Nhỏ vài giọt tinh dầu vào đèn xông tinh dầu giúp không khí trong phòng dễ chịu hơn và giảm tình trạng nghẹt mũi.

Nghẹt mũi và một số thông tin cần thiết

Những lưu ý trong khi bị nghẹt mũi

  • Nghẹt mũi khiến cho cổ họng bạn bị khô do phải thở nhiều bằng miệng. Nên uống nhiều nước để làm dịu cổ họng.
  • Không để cơ thể bị nhiễm lạnh, thường xuyên làm ấm cơ thể.
  • Thường xuyên súc miệng bằng nước muối.
  • Sử dụng khẩu trang khi ra ngoài đường.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng mỗi ngày.
  • Không nên xì mũi mạnh nhiều lần sẽ gây tổn thương vùng mũi.

Nghẹt mũi là gì? Những ai có thể bị mắc bệnh

Biểu hiện của nghẹt mũi

Nghẹt mũi có biểu hiện rõ nhất là trong khoang mũi xuất hiện nhiều dịch nhầy gây khó khăn khi thở.

Mũi là cơ quan đầu tiên của đường hô hấp. Khi chúng ta hít thở không chỉ khí oxy mà khói bụi cùng theo đường thở vào cơ thể. Lớp lông trong mũi sẽ giúp cản bụi, để oxy nhiều nhất vào trong phổi.

Tuy nhiên khi bạn bị nghẹt mũi thì đường thở trở nên rất khó khăn khi đường đi của không khí bị chất dịch nhầy cản lại. Nếu tình trạng kéo dài sẽ gây nên bệnh viêm họng, ho, viêm amidan rất nguy hiểm.

Những đối tượng dễ bị mắc

  • Nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh
  • Nghẹt mũi ở trẻ nhỏ
  • Nghẹt mũi khi mang thai

Lời kết

Nghẹt mũi gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống. Hy vọng những với những gì vừa chúng tôi vừa chia sẻ bạn sẽ giải quyết được nỗi phiền toái với chứng nghẹt mũi nhé!

4.5/5 - (6 votes)