Nhiệt miệng do đâu? nguyên nhân, cách trị dứt điểm và lưu ý

Bạn là người rất thích ăn đồ cay nóng nhưng vào những ngày nóng thì miệng lại  bị nhiệt gây cảm giác khó chịu và chán ăn. Tuy nhiệt miệng có thể tự hết trong vài ngày nhưng nó mang đến nhiều cảm giác đau đớn, bất tiện và khó chịu cho bạn.

Bạn không biết làm thế nào ngoài việc chờ nó biến mất hoặc bôi thuốc nhưng nó vẫn gây cảm giác khó chịu cho bạn. Sau khi đọc bài viết này thì bạn không cần phải chờ cho những cơn đau tự qua đi mà có thể áp dụng các cách chữa nhiệt miệng tại nhà để vết loét nhanh lành hơn.

Nhiệt miệng do đâu? (nguồn : higlum)
Nhiệt miệng do đâu? (nguồn : higlum)

Thời gian đợi nhiệt miệng khỏi cũng phải mất 5-7 ngày vô cùng khó chịu và vết thương sẽ đau mỗi khi bạn ăn uống hay nói chuyện. Tuy nhiên, có rất nhiều cách chữa nhiệt miệng đơn giản tại nhà bằng muối, baking soda hay mật ong để vết loét bớt đau và nhanh lành hơn. Hãy thử tìm hiểu các cách chữa nhiệt miệng tại nhà an toàn mà bạn có thể thử dưới đây.

Nhiệt miệng là gì? Biểu hiện của nhiệt miệng

Khái niệm và biểu hiện

Nhiệt miệng (hay loét áp-tơ) là một vết loét, vết rộp nhỏ, có màu trắng, vàng quanh phía trong miệng. Chúng phát triển trên các mô mềm (niêm mạc miệng) trong miệng, đầu lưỡi, vòm họng và ngay trên nướu, những vết loét này không xảy ra trên bề mặt môi và không lây lan.

– Khi bị nhiệt miệng thường xuất hiện một hoặc nhiều vết loét nhỏ, màu trắng hoặc vàng xuất hiện một vùng da gây khó chịu, đau rát trong miệng.

– Nhiệt miệng gây cảm giác ngứa trong miệng, đau miệng, ăn thức ăn ( đồ mặn, cay nóng) sẽ cảm thấy đau xót, khó chịu, thậm chí mất ngủ hoặc rối loạn tiêu hóa.

– Nhiệt miệng ban đầu là những vết loét nhỏ, sau đó có thể bị bội nhiễm thành những vết loét lớn, bùng phát nhiều vết loét trong miệng, đau buốt, sốt cao, thậm chí là tiêu chảy, phát ban, đau đầu.

Nhiệt miệng chia làm 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1 : Phát hiện

Đầu tiên sẽ xuất hiện các điểm tổn thương nhỏ, có thể là một điểm hoặc nhiều điểm trong niêm mạc miệng với đặc điểm là những nốt nhỏ hơi rắn và hơi gồ lên mặt niêm mạc, hơi đau. Sau vài ngày các điểm này lớn dần bên trong có dịch viêm nổi phồng căng bóng hoặc vỡ rất nhanh để lại ổ hoại tử

Giai đoạn 2: Hoại tử

Khi các mụn nước vỡ, hình thành ổ hoại tử là những đốm to 2 – 3 mm màu vàng nhạt bám phủ trên mặt, mảng hoại tử này sẽ tan rã dần thành dịch viêm hòa lẫn vào nước bọt và đi xuống đường tiêu hóa, giai đoạn này thường ngắn, chỉ kéo dài 1- 2 ngày hoặc ngắn hơn nữa. Giai đoạn này rất ít người phát hiện ra mình bị nhiệt miệng cho đến khi nó thành ổ loét.

Giai đoạn 3: ổ loét

Đây là giai đoạn kéo dài nhất, thường từ  5 – 7 ngày, có thể tới 15 ngày hay lâu hơn nữa. Thông thường bệnh nhân không chú ý, khi ăn mặn, nóng rát và đau mới phát hiện thì bệnh đã tiến triển tới giai đoạn này.

Thông thường nếu các vết loét nhỏ sẽ không có biến chứng, các vết loét sẽ tự lành không để lại sẹo sau 5 – 7 ngày, bệnh nhân ăn uống sinh hoạt bình thường, rồi lại tái diễn đợt khác tương tự. Mỗi người sẽ có thời gian lành bệnh khác nhau do chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khác nhau và trên cùng một người thì bệnh cũng tùy từng giai đoạn mà thời gian lành bệnh cũng không giống lần trước.

Xem thêm  19 cách chăm sóc da dầu hiệu quả - dứt điểm sau 3 ngày

Nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng là bệnh đơn giản và thường xuyên gặp vào những ngày nóng, tuy nó không gây nguy hiểm, nhưng lại ảnh hưởng khá nhiều đến ăn uống, sinh hoạt. Tuy đơn giản, không nguy hiểm nhưng nếu không điều trị kịp thời tình trạng bệnh kéo dài có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm hơn. Vì vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng thường xuyên sẽ giúp bạn có hướng điều trị phù hợp nhất.

Do chức năng gan suy giảm

Gan là bộ phận rất quan trọng đối với cơ thể con người. Nó có nhiệm vụ đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Chính vì thế nếu chức năng của gan hoạt động không tốt sẽ gây tích tụ các chất độc hại ở vùng niêm mạc miệng ( vùng dễ bị tổn thương). Khi chất độc tích tụ lớn sẽ tạo thành những vết mọng nước, sau đó vỡ ra và trở thành vết loét.

Do hễ miễn dịch yếu

Một trong những nguyên nhân bị nhiệt miệng thường xuyên đó chính là do hệ miễn dịch suy yếu. Các virus, vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể. Khi xâm nhập vào cơ thể chúng đốt cháy niêm mạc miệng tạo ra những vết loét.

Do tâm lý

Không chỉ những cơ quan trong cơ thể bị suy yếu mới dẫn đến nhiệt miệng mà trạng thái tâm lý không tốt, căng thẳng kéo dài cũng là nguyên nhân gây suy giảm hệ miễn dịch. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh nhiệt miệng thường xuyên đặc biệt đối với giới trẻ.

Do thiếu dinh dưỡng

Cơ thể là nguồn sống nếu không được cung cấp đủ dưỡng chất thì sẽ sinh ra rất nhiều bệnh. Nhiệt miệng xảy ra do cơ thể thiếu vitamin B9, B12, C và các loại khoáng chất cần thiết như sắt, kẽm,…

Các cách chữa nhiệt miệng hiệu quả tại nhà

Sử dụng baking soda trị nhiệt miệng

Khi nhắc đến baking soda nhiều người sẽ nghĩ đến nguyên liệu để làm bánh, đồ ăn hay làm đẹp. Nhưng bạn đã bỏ qua một công dụng hữu ích của nó trong chữa nhiệt miệng.

Sử dụng baking soda trị nhiệt miệng
Sử dụng baking soda trị nhiệt miệng

Baking soda giúp bạn cân bằng độ pH và giảm viêm các vết loét để chúng nhanh lành hơn. Bạn có thể dùng baking soda để chữa nhiệt miệng theo cách sau:

  • Hòa tan 5g baking soda với khoảng 230ml nước.
  • Dùng dung dịch trên súc miệng trong 15 – 30 giây rồi nhổ ra.
  • Súc miệng với nước baking soda vài giờ một lần nếu cần.

Sử dụng nước muối

Sử dụng nước muối để súc miệng là cách đơn giản mà ai cũng biết. Bạn hãy súc miệng bằng nước muối để khắc phục nhiệt miệng cũng như sát khuẩn tại nhà. Tuy nước muối sẽ khiến bạn hơi rát nhưng nó sẽ giúp làm khô vết loét nhanh hơn. Bạn có thể áp dụng cách chữa nhiệt miệng nhanh với nước muối theo cách dưới đây:

– Bạn hòa tan 5g muối với khoảng 230ml nước ấm.

– Súc miệng bằng dung dịch nước muối trong 15 – 30 giây rồi nhổ ra, không được nuốt.

– Súc miệng nhiều lần cách nhau vài giờ nếu cần.

Sử dụng mật ong trị nhiệt miệng

Công dụng của mật ong đối với cuộc sống thì không ai là không biết với khả năng kháng khuẩn và chống viêm rất tốt. Theo một nghiên cứu, mật ong có hiệu quả làm vết nhiệt miệng bớt đau và sưng đỏ, loại nguyên liệu tự nhiên này cũng có công dụng ngăn ngừa những nhiễm trùng thứ cấp.

Bạn nên chọn loại mật ong hữu cơ và chưa qua chế biến. Khi đã có mật ong trị nhiệt miệng, bạn hãy thực hiện theo cách sau:

– Bạn dùng nước ấm súc miệng trước để vết loét mềm ra.

– Sau đó lấy mật ong bôi trực tiếp lên vết loét.

Bạn lặp lại quá trình này 2 – 3 lần một ngày. Bạn có thể bôi mật ong một lần trước khi đi ngủ vì đó là khoảng thời gian miệng bạn không đưa thêm thức ăn vào để cách chữa nhiệt miệng tại nhà này hiệu quả hơn.

Phương pháp chữa nhiệt miệng bằng mật ong sẽ giúp bạn giảm nhẹ những vết loét gây đau rát khó chịu và bất tiện đến bạn. Nếu đã áp dụng những cách chữa nhiệt miệng tại nhà mà vết loét vẫn không đỡ thì bạn nên đến bác sĩ khám lại sớm nhé.

Trị nhiệt miệng bằng sữa chua
Trị nhiệt miệng bằng sữa chua

Trị nhiệt miệng bằng sữa chua

Như trên mình đã nói thì nhiệt miệng do thiếu chất dinh dưỡng hoặc hệ miễn dịch suy yếu nên đôi khi tình trạng nhiệt miệng có thể do vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) hoặc bệnh viêm ruột gây ra. Khi đẩy lùi được vi khuẩn H.pylori và các bệnh viêm ruột, bạn sẽ chữa được bệnh nhiệt miệng.

Xem thêm  10 cách chữa đầy bụng hiệu quả - [dứt điểm] và an toàn

Theo các nghiên cứu từ năm 2007 đã chỉ ra rằng các men vi sinh sống như lactobacillus sẽ giúp diệt trừ H. pylori và điều trị một số loại bệnh viêm ruột.

Vậy nên, nếu bạn bị nhiệt miệng do vi khuẩn H. pylori gây ra thì men vi sinh sống trong sữa chua và các loại sữa giống sữa chua có thể giúp vết thương nhanh lành. Bạn hãy ăn ít nhất 245g sữa chua mỗi ngày để phòng ngừa cũng như chữa nhiệt miệng nhé!

Sử dụng trà cúc La Mã trị nhiệt miệng

Các loại hoa không chỉ mang lại vẻ đẹp cho ngôi nhà của bạn mà còn là một loại thần dược. Với Cúc La Mã là một phương thuốc tự nhiên giúp chữa lành vết thương và giảm đau. Loại hoa này chứa hai hợp chất có khả năng chống viêm và sát trùng là azulene và levomenol.

Với Cúc La Mã bạn có thể đắp một túi trà hoa cúc lên vết nhiệt trong vài phút để giúp làm dịu vết thương hoặc súc miệng bằng trà hoa cúc mới pha 3 – 4 lần mỗi ngày.

Chữa nhiệt miệng bằng dầu dừa

Đối với các chị em thì dầu dừa đã không còn quá xa lạ. Theo nghiên cứu đã chỉ ra rằng dầu dừa có khả năng kháng khuẩn kháng viêm rất tốt. Loại dầu này có thể chữa vết nhiệt miệng do vi khuẩn gây ra và ngăn ngừa nhiệt miệng lây lan. Ngoài ra, dầu dừa cũng là một chất chống viêm tự nhiên và làm vết thương bớt đỏ hay đau hơn.

Bạn hãy thoa một lượng dầu dừa vừa đủ lên vết nhiệt miệng vài lần mỗi ngày đặc biệt là trước khi đi ngủ cho đến khi vết thương lành.

Sử dụng Oxy già

Dùng oxy già để chữa nhiệt miệng bởi nó có tính sát khuẩn rất tốt giúp vết loét trong miệng nhanh lành hơn bằng cách làm sạch vết loét và giảm vi khuẩn trong miệng. Bạn có thể áp dụng cách chữa nhiệt miệng nhanh này như sau:

  • Pha loãng dung dịch oxy già 3% với lượng nước tương ứng.
  • Dùng tăm bông hay bông gòn để thấm dung dịch.
  • Thoa dung dịch trực tiếp lên vết loét vài lần mỗi ngày.

Bạn cũng có thể pha loãng oxy già làm nước súc miệng. Bạn hãy súc miệng bằng dung dịch này trong khoảng 1 phút rồi nhổ ra và súc lại với nước sạch.

Chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây

Bột sắn dây là nguyên liệu tự nhiên. Nó có những tác dụng tích cực cho phụ nữ mãn kinh hay bệnh nhân mắc hội chứng chuyển hóa, công dụng làm mát của bột sắn dây cũng giúp chữa nhiệt miệng. Đây cũng là cách chữa nhiệt miệng tại nhà bạn mà hầu hết các gia đình đã thử

Bạn có thể áp dụng cách chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây như sau:

– Đổ 2 phần nước sôi, 1 phần nước ở nhiệt độ phòng vào ly.

– Đổ bột sắn dây vào ly rồi khuấy đều. Bạn có thể điều chỉnh độ sệt của nước bằng cách gia giảm lượng bột sắn dây mình bỏ vào. Bạn cũng có thể làm chè từ bột sắn dây ăn giúp thanh nhiệt.

Cách chữa nhiệt miệng tại nhà bằng bột sắn dây theo kinh nghiệm dân gian nên có thể sẽ không phù hợp với một số người. Bạn nên cân nhắc và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây nếu thuộc những nhóm sau:

  • Người đang sử dụng thuốc trị tiểu đường.
  • Người đang uống methotrexate hoặc tamoxifen.
  • Bệnh nhân ung thư vú hay các loại ung thư nhạy cảm với nội tiết tố khác.

Cách chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây khá đơn giản và an toàn để thử tại nhà. Tuy nhiên, bạn nên dùng có liều lượng và nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu có vấn đề về sức khỏe nhé.

 Sử dụng lá bàng non

Với một số loại cây thì lá non cũng có tác dụng chữa bệnh như lá cây bàng

Chuẩn bị: Lá bàng non hoặc lá bàng bánh tẻ: số lượng tùy vào vết thương nhiều hay ít, trường hợp lở miệng do nhiệt mỗi lần chỉ cần 1 nắm lá bàng to.

Các bước thực hiện:

– Cho lá bàng vào nồi nước đun sôi để lửa nhỏ khoảng nửa tiếng cho các chất trong lá ngấm hết vào nước.

– Vớt bỏ phần bã lá ra, lấy một nửa nước lá cho vào phích để giữ nóng, chỗ nước còn lại chờ ấm thì ngậm vào vết thương.

Xem thêm  14 cách bỏ thuốc lá đơn giản - dứt điểm sau 7 ngày

Với cách trị nhiệt miệng này, sau khi ngâm nước lá bàng các bạn thấm bằng khăn sạch hoặc để tự khô (tuyệt đối không rửa vết thương bằng nước khác) rồi bôi thuốc cần thiết tùy vào bệnh hoặc thuốc do bác sĩ kê đơn (ví dụ xanh metilen, thuốc mỡ kháng sinh…).

Sử dụng khế chua

Trong dân gian có rất nhiều cách chữa trị rất tốt, những mẹo chữa nhiệt miệng theo dân gian này chỉ cần 2-3 ngày là bạn khỏi hẳn, các vết loét không còn trắng hay sưng đau nữa.

Dùng 2-3 quả khế chua, giã nát cho vào nồi đổ ngập nước đun sôi, để nguội, lấy ngậm nuốt dần. Làm như vậy nhiều lần trong ngày mỗi khi bạn rảnh rỗi không phải ăn hoặc nói nhiều.

Nước ép cà chua
Nước ép cà chua

Cà chua sống

Cách chữa nhiệt với cà chua rất đơn giản. Bạn dùng cà chua ép lấy nước để ngậm rồi nuốt dần như nước khế hoặc bạn có thể nhai sống cà chua. Dùng từ 3-4 lần/ ngày tác dụng rất nhanh đối với vết loét.

2. Nên ăn gì và kiêng ăn gì khi bị nhiệt miệng?

Nhiệt miệng rất khó chịu, đau rát khiến bạn gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống. Vì vậy bạn nên tìm hiểu nhiệt miệng nên ăn gì và tránh ăn gì để vết loét nhanh khỏi. Một số lưu ý giúp bạn dễ chịu hơn khi ăn uống là:

– Ưu tiên những thực phẩm mềm và ít gia vị để ăn dễ hơn. Tránh những món quá khô, giòn hay cứng sẽ khiến vết loét thêm đau.

– Cần tránh các loại thực phẩm và đồ uống nhiều axit vì tính axit có thể khiến vết loét miệng càng nặng thêm.

– Nên kiêng thức ăn cay và mặn vì những món nhiều gia vị này có thể khiến bạn thấy khó chịu khi ăn và vết loét cũng lâu khỏi

Bị nhiệt miệng nên ăn gì?

Nên ăn gì để nhanh khỏi nhiệt miệng nếu cảm thấy tình trạng nhiệt miệng chưa quá nặng để đi bác sĩ, bạn hãy tham khảo những gợi ý nhiệt miệng nên ăn gì dưới đây:

  • Trà đen: Chất tanin trong trà đen có thể giúp bạn giảm đau do nhiệt miệng bởi tính kháng viêm. Bạn hãy đắp túi trà đen ướt trực tiếp lên vết loét miệng trong 1 phút để đẩy nhanh quá trình chữa lành nhiệt miệng. Nếu bạn thích vị trà đen, có thể uống khoảng 500 – 750ml trà đen mỗi ngày.
  • Sữa chua: Sữa chua có chứa lợi khuẩn lactobacillus acidophilus có khả năng chống lại các hại khuẩn trong miệng và giúp giảm vết loét. Bạn nên ăn khoảng 225g sữa chua nguyên chất mỗi ngày. 
  • Cà rốt: Cà rốt có chứa một chất là beta-carotene chữa nhiệt miệng tốt. Bạn có thể ép cà rốt với một số loại rau như cải chân vịt hay ngò tây để lấy nước uống chữa nhiệt miệng.

Ngoài những món trên, bạn cũng có thể áp dụng một số cách chữa nhiệt miệng tại nhà như uống bột sắn dây hay thoa mật ong. Những nguyên liệu tự nhiên này góp phần giảm nhẹ nhiệt miệng hiệu quả.

Nên kiêng ăn gì khi bị nhiệt miệng?

Bị nhiệt rất khó chịu khiến bạn không thể ăn uống tự nhiên, 2để nhanh khỏi mà cũng nên tìm hiểu các món cần tránh. Một số món có thể khiến vết loét đau hơn và làm tình trạng nhiệt miệng thêm nặng hơn như:

  • Thức ăn có axit: Bạn nên tránh các loại trái cây họ cam quýt như cam, chanh vì những loại này sẽ làm các vết loét trong miệng nặng thêm. Thậm chí, axit citric trong những loại này còn khiến miệng xuất hiện nhiều vết loét hơn. Ngoài trái cây họ cam quýt, cà chua và dâu tây cũng có chứa axit nên sẽ không phù hợp với những ai đang bị nhiệt miệng.
  • Cà phê: Cà phê có chứa axit salicylic có thể gây kích ứng các mô nhạy cảm trong miệng, từ đó gây nhiệt miệng. Vậy nên, bạn hãy cân nhắc dừng cà phê nếu thấy mình thường xuyên bị nhiệt miệng.
  • Chocolate: Đối với những người dị ứng với cacao trong chocolate cũng có khả năng gây nhiệt miệng. Do đó, bạn hãy theo dõi tình trạng nhiệt miệng sau mỗi lần ăn chocolate và đi khám để xác định xem có đúng mình bị nhiệt miệng do dị ứng hay không.
  • Thức ăn cay: Thực phẩm cay chứa ớt hoặc các thành phần gây kích ứng khác có thể gây nhiệt miệng. 
  • Thực phẩm chứa gluten: Nếu nhiệt miệng tái phát liên tục, bạn cần đến bác sĩ để xác định mình có mắc bệnh Celiac hay còn gọi là bệnh không dung nạp gluten không. Đây cũng là lý do khiến những vết loét trong miệng xuất hiện liên tục đấy.
  • Các loại nước ngọt: Nước ngọt chứa nhiều siro ngô và axit photphoric có thể gây viêm nhiễm, lở loét. Thậm chí những loại nước ngọt cho người ăn kiêng có chứa axit nên cũng ảnh hưởng tiêu cực đến vết loét. Vậy nên, bạn hãy cắt giảm các loại nước ngọt ra khỏi thực đơn.

Lời kết

Nhiệt miệng rất dễ bị thường xuyên nếu bạn không có chế độ ăn uống hợp lý. Với các cách chữa nhiệt miệng đơn giản dễ kiếm dựa theo dân gian sẽ giúp bạn khỏi những cơn đau rát, khó chịu và bất tiện với cuộc sống của bạn.

Bạn cũng nên đến bác sĩ khám nếu bệnh không đỡ hơn nhé.

4.7/5 - (17 votes)