Nấc cụt xảy ra do cơ hoành bị co thắt ngoài ý muốn, đó là biểu hiện sinh lí bình thường. Khi tình trạng co thắt cơ hoành diễn ra, ngay lập tức dây âm thanh đóng lại và gây ra tiếng “hic” đặc trưng và phổ biến của nấc cụt. Bình thường một đợt nấc cụt sẽ kéo dài trong vài phút, tuy nhiên nó có thể kéo dài trong vài tiếng đồng hồ.
Mặc dù nấc cụt là hiện tượng rất bình thường và không làm hại đến cơ thể nhưng nếu tình trạng này kéo dài và thường xuyên lặp lại, thì cơ thể bạn sẽ rất mệt mỏi và rất khó chịu. Để giải quyết tình trạng đó, bạn có thể sử dụng những mẹo chữa nấc đơn giản mà chúng tôi gợi ý ngay sau đây.
Table of Contents
Cách chữa nấc hiệu quả – thực hiện đơn giản
Sử dụng đá lạnh
Khi bị nấc, bạn nên sử dụng những viên đá lạnh để chữa nấc hiệu quả. Bạn hãy tiến hành ngậm cục đá ở trong miệng. Tính lạnh của đá có thể làm dịu đi những dây thần kinh bị kích thích, từ đó đợt nấc cụt của bạn sẽ bị kết thúc nhanh chóng.
Ngoài ra, cảm giác bị bất ngờ cũng là cách trị nấc cũng rất hiệu quả. Bạn hãy nhờ người khác chà đá bất ngờ lên trên mặt bạn, đây chính là một cách hữu hiệu trong “công cuộc” trị nấc của bạn đó.
Bên cạnh đó, bạn có thể nhẹ nhàng tự chà đá lên mặt. Trong trường hợp viên đá quá nhỏ hay quá lạnh gây khó khăn trong việc cầm nắm, bạn hãy dùng một chiếc khăn vải mỏng bọc xung quanh viên đá và tiến hành chà lên mặt.
Chữa nấc bằng đường
Đường là một nguyên liệu đơn giản và dễ tìm kiếm, nó có mặt trong mọi gian bếp Việt. Trị nấc bằng đường là một phương pháp được rất nhiều người áp dụng. Những hạt đường có khả năng tác động đến thực quản, từ đó dây thần kinh của cơ thể có thể tự tái thiết lập và các cơn co thắt sẽ biến mất, nấc cụt cũng mất đi nhanh chóng.
Cách thực hiện: Bạn hãy cho một thìa đường vào trong miệng nhai chậm sau đó nuốt từ từ. Bạn cũng có thể thay đường bằng bơ đậu phộng cũng có tác dụng chữa nấc nhanh chóng và hiệu quả.
Điều chỉnh hơi thở
Bạn nên hít thở thật sâu và giữ nó càng lâu càng hiệu quả. Cơ hoành sẽ căng ra và ngăn cho nó không bị co lại khi bạn tiến hành thở sâu. Đây chính là cách trị nấc rất hiệu quả.Khi cơ hoành ngừng bị co lại, những cơn nấc của bạn cũng tự động dừng lại.
Cách thực hiện: Bạn hít vào thật sâu một hơi và giữ nó trong 10 giây. Sau đó tiếp tục hít tiếp một hơi và để 5 giây. Bạn hãy nhớ là không được thở hơi ra ngoài nhé. Tiếp tục hít thêm khí và giữ khoảng 5 giây ở lần thứ ba và thở ra một cách từ từ trong khoảng 20 giây.
Uống từng ngụm nhỏ nước
Sử dụng ống hút để uống nước có thể làm các dây thần kinh giãn ra và khắc phục tình trạng nấc cụt. Bên cạnh đó, súc miệng bằng nước cũng đem lại tác dụng không kém.
Cơn nấc có thể bị ngăn chặn sau khi bạn uống vài ngụm nước nhỏ, nhưng bạn cần thực hiện vài lần, nấc cụt mới có thể biến mất.
Bạn cũng có thể ngậm trong miệng một ngụm nước và sau đó cúi thấp người xuống và nhanh chóng nuốt trọn ngụm nước từ dưới hướng lên trên. Đây là một phương pháp đoen giản mà vô cùng hiệu quả.
Dùng nước mật ong
Mật ong có tác dụng rất tốt cho cơ thể, nó giúp kích thích dây thần kinh số 10 truyền từ não xuống đến dạ dày. Bạn nên thực hiện phương pháp này nhiều lần sẽ đem lại hiệu quả rất bất ngờ đó.
Cách thực hiện: Bạn cho 3 thìa mật ong hòa vào một cốc nước ấm và uống một cách từ từ. Bên cạnh tác dụng chữa nấc, mật ong còn giúp dịu đi những cơn ho rát và ngăn nhiễm trùng hiệu quả.
Chữa nấc bằng cách bịt tai
Khi bạn sử dụng hai đầu ngón tay và bịt tai lại với một lực nhẹ nhàng và vừa phải thì những nhánh của dây thần kinh số 10 cũng được mở rộng ở trong tai. Đồng thời lúc này các ngón tay sẽ có tác dụng kích thích nên các dây thần kinh và chữa nấc nhanh chóng và hiệu quả.
Cách tiến hành: Bạn dùng ngón tay bịt tai lại và giữ nguyên khoảng 5 phút. Tiếp đó, bạn hãy dùng đầu ngón tay đẩy nhẹ nhàng vào trong tai, những cơn nấc của bạn sẽ bị ngưng ngay lập tức.
Lè lưỡi để trị nấc
Đây có lẽ là cách trị nấc nhanh nhất, dễ dàng nhất mà không kém phần hiệu quả. Hành động lè lưỡi giúp tác động đến dây thần kinh số 10 và làm giảm các cơn co thắt mà nấc cụt gây ra. Khi đó, bạn sẽ thở một cách nhẹ nhàng hơn, đều hơn và nấc cụt sẽ biến mất.
Cách thực hiện: Khi ở một nơi vắng người, bạn có thể tiến hành lè lưỡi hết cỡ trong 5 giây và lặp lại khoảng 5 lần động tác này để chấm dứt những cơn nấc cụt.
Tìm kiếm sự sợ hãi
Phản ứng sợ hãi có thể tác động đến các dây thần kinh gây nên nấc cụt. Cách này đã được rất nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả rất cao.
Phương pháp này thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần làm những việc khiến bạn sợ hãi như xem phim kinh dị hay ma quỷ.. và xem đến khi nấc cụt hết hẳn. Lúc này bạn chỉ còn lại cảm giác sợ hãi và nấc cụt không còn nữa.
Sử dụng túi giấy
Phương pháp sử dụng túi giấy giúp làm tăng lượng CO2 có trong máu và tạo những áp lực làm co bóp cơ hoành để lấy khí oxy và đưa lên phổi. Nếu trong tay bạn có một chiếc túi giấy sạch và kín thì đây chính là cách trị nấc mà bạn nên thực hiện.
Bạn hãy dùng tay túm đầu túi thật chặt xung quanh miệng đồng thời hít thở chậm rãi và thật sâu. Tuy nhiên, bạn nên dừng lại khi cơ thể bắt đầu thấy khó thở và chóng mặt nhé!
Nấc cụt và một số thông tin có thể bạn chưa biết
Nguyên nhân gây ra nấc cụt là gì?
– Sự giãn căng của dạ dày: Khi ăn no và uống những đồ uống có gas, dạ dày sẽ bị giãn căng và tạo những cơn nấc cụt ngắn và không kéo dài quá 48 giờ
– Nhiệt độ thay đổi: Khi nhiệt độ cơ thể đột ngột thay đổi sẽ tạo ra những cơn nấc cụt. Tuy nhiên cơ chế này vẫn chưa được rõ ràng.
– Do căng thẳng ( stress) : Cũng giống như sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, mối liên hệ giữa nấc cụt và căng thẳng vẫn còn là một ẩn số.
– Phẫu thuật: Sau khi thực hiện các ca phẫu thuật nằm ở vùng bụng và ngực, dây thần kinh số 10 và dây thần kinh hoành sẽ bị tác động và gây ra nấc.
Làm gì để tránh bị nấc
Để tránh những cơn nấc, bạn nên tạo cho mình thói quen ăn thật chậm, nhai kỹ và nuốt thức ăn một cách từ từ để giảm đi lượng khí sẽ đi vào trong dạ dày. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên ăn quá nhiều các đồ ăn cay nóng.
Hạn chế uống những đồ uống có các chất kích thích, có cồn và gas để hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày thực quản và gây nấc. Tuy nhiên nếu cơn nấc kéo dài nhiều ngày bạn nên đến các cơ sở y tế để khám bệnh và tìm nguyên nhân khiến bạn bị nấc cụt.
Cách chữa nấc ở trẻ sơ sinh như thế nào?
– Nghỉ ngơi thư giãn và ợ hơi: Nếu khi bé đang bú mà bị nấc cụt, các mẹ nên để cho bé tạm thời nghỉ bú và giúp bé thư giãn để nấc cụt biến mất. Ngoài ra, ợ hơi cũng là cách trị nấc cụt cho bé rất hiệu quả. Các mẹ nên vỗ nhẹ hoặc xoa tay vào lưng bé khi mà bé bị nấc.
– Dùng núm vú ti giả: Khi bé bị nấc, mẹ hãy để cho bé ngậm bú núm vú ti giả, lúc này cơ hoành của bé sẽ được thư giãn và nấc cụt sẽ không còn nữa.
– Để nấc hết tự nhiên: Thông thường, các bé khi bị nấc các cơn nấc đó sẽ tự ngừng một cách tự nhiên. Nếu như bé không cảm thấy khó chịu khi nấc cụt, các mẹ hãy để cơ thể của bé tự do điều chỉnh nha.
– Uống những ngụm nước nhỏ và liên tục: Nếu nấc cụt gây ảnh hưởng đến bé, làm bé khó chịu và quấy khóc, mẹ hãy cho bé uống từng ngụm nước nhỏ một khoảng 2ml và uống liên tục 3 lần nhé.
– Đặc biệt, các bác sĩ đã lưu ý rằng, các mẹ không nên trị nấc cho bé sơ sinh bằng những phương pháp không phải khuôn mẫu như làm bé bị giật mình hay dùng tay kéo lưỡi bé. Những phương pháp này rất gây hại và không nên được áp dụng cho trẻ sơ sinh. (nguồn : higlum.com)
Lời kết
Khi nấc cụt kéo dài hơn 48 tiếng đồng hồ và ảnh hưởng đến việc ăn uống và cơ chế hít thở của bạn, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được tư vấn và thăm khám.
Nếu tình trạng nấc cụt diễn ra thường xuyên, bạn cũng không nên xem nhẹ vì đây chính là biểu hiện của các bệnh lý về đường tiêu hóa. Tuy nhiên, đa số nấc cụt là một hiện tượng rất bình thường và hiếm khi xuất hiện nên bạn đừng quá lo lắng nhé!