4 cách giặt áo da đơn giản – sạch như mới sau 30 phút

Áo da là một item không thể thiếu trong tủ quần áo của các bạn trẻ. Nó không chỉ có tác dụng giữ ấm cho cơ thể mà bên cạnh đó nó còn là mẫu áo khoác thời thượng, sành điệu được ưa chuộng trên toàn thế giới mà không bao giờ lỗi mode.

Tuy nhiên, việc bảo quản đúng cách chiếc áo da như thế nào luôn là một bài toán khó đối với những người sở hữu chúng. Ngày hôm nay, bạn hãy cùng theo chân #higlum khám phá những tuyệt chiêu giúp bảo quản áo da đúng cách và giữ item thời trang này luôn luôn được mới, bền và đẹp nhé.

Hướng dẫn giặt áo da đúng cách

Làm sạch những vết bám bẩn trên bề mặt áo da sẽ không còn làm bạn đau đầu nếu bạn có những phương pháp để bảo vệ áo luôn mới. Tuy nhiên với các loại vết bẩn cứng đầu như vết mực hay nấm mốc thì đòi hỏi phải có những biện pháp xử lý kỹ thuật và phức tạp hơn.

Hướng dẫn giặt áo da đúng cách
Hướng dẫn giặt áo da đúng cách

Đối với những áo có lớp vải bên trong, lớp vải này rất dễ bám mồ hôi cơ thể và trở nên bám bẩn. Nếu đó là chiếc áo mà bạn mới mua và đắt đỏ, bạn nên tìm đến sự giúp đỡ của những người hiểu biết rõ về chất liệu da hoặc các cửa tiệm giặt là.

Đối với những áo khoác da có chất liệu bên trong có thể tự giặt bằng tay được, thì bạn hoàn toàn có thể tự xử lý tại nhà và không cần mang đến cửa tiệm giặt chuyên dụng.

Chuẩn bị trước khi giặt

– Xác định kỹ từng loại vết bẩn có trên áo da. Với từng loại vết bẩn sẽ có các cách khác nhau để làm sạch. Bạn hãy đảm bảo đã chọn đúng loại dung dung dịch tẩy cho vết bẩn trên áo da của mình nhé.

– Tiến hành lộn trái đồng thời ngâm áo với dung dịch rửa tẩy nhẹ nhàng pha với 1 lít nước ấm và để khoảng 15 phút để vải da mềm hơn và giúp dễ dàng đánh bay các vết bẩn

– Chuẩn bị những dụng cụ như: khăn vải mềm, bàn chải với đầu chải mềm và dung dịch giặt chuyên dụng cho áo da.

– Kiểm tra và chú ý đến những hướng dẫn giặt là quần áo được in trên nhãn mác của áo. Không chỉ riêng áo da mà những loại quần áo khác bạn vẫn nên có thói quen này nhé.

Xem thêm  12 cách tẩy trắng quần áo dễ dàng - trắng tinh sau 10 phút

– Đối với những vết bám bẩn nằm trên bề mặt của áo da, bạn hãy sử dụng lòng trắng của trứng gà hoặc sử dụng những dung dịch rửa tẩy chuyên dụng cho áo da.

– Tiếp đó, bạn dùng miếng bọt biển hoặc bàn chải cọ mềm chấm vào dung dịch- bạn hãy nhớ là pha dung dịch với nước nha, sau đó nhẹ nhàng chà lên vết bẩn. Nếu vết bẩn quá cứng đầu và chưa loại bỏ hết hoàn toàn bạn nên ngâm áo vào dung dịch riêng cho áo da . Tuyệt đối bạn không nên vò vết bẩn bằng tay nhé.

Chi tiết các bước giặt áo da

Bạn có sử dụng một trong những cách dưới đây để giữ áo da luôn mới, bền và đẹp.

–  Sử dụng dung dịch nước tẩy rửa

  1. Pha tỉ lệ 1:1 nước lạnh với dung dịch tẩy rửa chuyên dụng
  2. Dùng bọt biển, khăn ẩm hoặc bàn chải mềm chấm vào dung dịch và chà nhẹ lên các vết bẩn nằm trên áo da.
  3. Tiến hành lộn trái áo và ngâm vào dung dịch đã chuẩn bị trong khoảng 15 phút.
  4. Giặt thật sạch lớp lót nằm bên trong áo da. Sau đó đem sấy khô hoặc phơi áo ở nơi thoáng mát.

– Dầu oliu làm sạch áo da

  1. Pha hỗn hợp gồm tinh dầu, dầu oliu và giấm theo tỉ lệ 1:1:1
  2. Sử dụng bàn chải mềm hoặc khăn ẩm thấm hỗn hợp và chà  bề mặt của áo da.
  3. Sử dụng khăn vải khô mềm và lau sạch.

Đây là một cách đơn giản giúp làm sạch áo da nhanh và hiệu quả. Bên cạnh đó, trong dầu oliu có các thành phần giúp khử mùi hôi, tạo độ bóng đồng thời bảo vệ áo da khỏi nấm mốc và các tác động của môi trường. 

– Làm sạch áo bằng tay

  1. Pha dung dịch giặt với nước. Sau đó lộn áo trái và ngâm vào dung dịch đã chuẩn bị 
  2. Dùng bàn khăn bông, bàn chải mềm hoặc bọt biển chà nhẹ lên áo.
  3. Đem áo đi phơi khô hoặc sấy. Lưu ý không nên vắt khô áo điều này có thể lớp da áo rất dễ bị hỏng.
  4. Sử dụng xi chuyên dụng để đánh lại áo da.

– Làm sạch áo da bằng máy giặt

  1. Tiến hành lộn trái áo
  2. Chọn nước giặt phù hợp với áo đã được nhà sản xuất ghi trên nhãn áo. Tuyệt đối chỉ giặt áo da riêng và không giặt chung với quần áo khác.
  3. Nhấn chọn chế độ giặt với nước lạnh hoặc giặt nhanh.
  4. Đem áo đi sấy hoặc phơi khô.

Giặt áo da dựa theo chất liệu

– Giặt áo da lộn

Da lộn là loại da đắt nhất trên thị trường, chính vì vậy việc giặt áo da lộn luôn luôn được chú ý rất cẩn thận trong khi giặt và việc bảo quản. Bạn nên tiến hành giặt theo những bước sau đây với chất liệu da lộn:

  • Dùng máy hút bụi mini hút bụi ở bên trong miếng vải lót và toàn thân áo.
  • Sử dụng dung dịch dành riêng cho áo da lộn để vệ sinh bề mặt bên ngoài của áo.
  • Pha loãng nước với xà phòng để vệ sinh lớp lót nằm bên trong.
  • Tiến hành sấy khô hoặc đem áo đi phơi.
Xem thêm  11 cách khử mùi hôi giày đơn giản - dứt điểm sau 2 tiếng
Cách giặt áo da
Cách giặt áo da

Chất liệu giả da

PU ( Poly Synthetic Leather) là loại chất liệu giả da, nhân tạo và chất lượng của nó kém hơn da thật. Tuy nhiên, nó có hình thức, màu sắc và hình dạng rất giống với da thật. Hiện nay trên thị trường, những chiếc áo làm bằng PU đang được bày bán rộng rãi với giá cả hợp lí và thẩm mỹ rất giống với da thật.

Thông thường, tuổi thọ trung bình của một chiếc áo da thật khoảng 3-4 năm. Nhưng với những chiếc áo làm từ chất liệu da nhân tạo, chỉ sau khoảng 1 năm áo đã xuất hiện các vết nổ da trên bề mặt.

Da nhân tạo là một chất liệu dễ bị ướt, thấm nước và dễ hư hỏng nếu tiếp xúc với nước quá lâu. Không những vậy nó còn là chất liệu không thể để trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời. Đối với aniline, bạn hoàn toàn có thể cho chúng ngâm vào chậu nước. Tuy nhiên với chất liệu PU bạn không thể sử dụng cách đó.

Để áo khoác giả da được làm sạch, trước tiên bạn hãy dùng một chiếc khăn ẩm lau các vết bẩn ở trên mặt áo. Tiếp đó dùng một chiếc bàn chải với lông chải mềm thấm nước xà phòng loãng và chải nhẹ.

Sau đó, bạn hãy sử dụng khăn mềm nhúng vào nước ấm rồi lau thật sạch và mang áo phơi vào chỗ khô ráo và tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời.

– Đối với áo lót lông

Đây có lẽ chính là loại áo làm đau đầu những tín đồ của đồ da nhất. Nếu bạn không muốn đi đến các tiệm giặt là chuyên dụng vì chi phí đắt đỏ của chúng, bạn hoàn toàn có thể xử lý chiếc áo da khó chiều này tại nhà vô cùng đơn giản.

Với những lớp lông lót trong áo, nó rất dễ bị khô cứng và gãy vụn, bạn hãy sử dụng những loại nước giặt trung tính như dung dịch dầu gội đầu pha loãng với nước.

Sau đó, bạn lấy bàn chải mềm hoặc khăn mềm chấm vào dung dịch và chải lên lớp lông vũ lót bên trong và tiến hành phơi áo ở nơi khô thoáng và hạn chế trực tiếp ánh sáng của mặt trời.

Một số mẹo xử lý vết bẩn trên áo da

Nếu như bạn không có quá nhiều thời gian mà vẫn muốn những vết bẩn cứng đầu biến mất thì đây chính là những mẹo dành cho bạn:

  • Vết máu dính trên áo da: Trộn hỗn hợp bột mì với nước để có một hỗn hợp dạng sệt. Sau đó sử dụng vải sạch thấm vào hỗn hợp và lau sạch vết máu.
  • Vết bẩn do cà phê hay trà: Thấm miếng bọt biển với nước ấm hoặc glycerin và lau sạch.
  • Keo dính trên áo: Dùng bọt biển thấm vào cồn lau sạch.
  • Trên áo dính I-ốt: làm sạch vết bẩn với nước mát, sau đó dùng cồn lau lại.
  • Vết gỉ sét bị hằn trên áo: Sử dụng miếng bọt biển thấm dung dịch oxalic axit và chà lên vết bẩn. Sau đó, lau sạch lại vết bẩn bằng amoniac.
  • Áo bị dính son môi  : Lau nhẹ vết son bằng miếng bánh mì gối.
Xem thêm  13 cách diệt ruồi hiệu quả - hết sạch sau 4 ngày

Áo da và một số thông tin hữu ích

Hướng dẫn bảo quản áo khoác da đúng cách 

Trước khi mặc cần lưu ý

– Để giữ được dáng áo da tốt nhất, bạn hãy treo áo ngay ngay ngắn vào mắc áo. Bạn nên dùng những mắc áo được làm bằng gỗ vì những chiếc mắc làm từ nhôm hay nhựa rất dễ làm áo không được giữ cố định đúng vị trí và bị xô lệch. Tuyệt đối không được gấp áo da vì có thể sẽ làm áo bị co nhăn và rất khó để làm phẳng lại.

– Dùng những túi bằng vải để chụp lên áo da và treo áo vào trong tủ kín. Không nên sử dụng túi nilon để bọc quanh áo da rất dễ làm áo da bị mốc.

– Bạn không nên dùng các loại sáp thơm, gel xịt, nước hoa xịt trực tiếp lên trên bề mặt của áo da vì có thể làm áo da có những mùi rất khó chịu.

Phương pháp tránh bị mốc cho áo da 

– Có rất nhiều nguyên nhân khiến áo bị mốc như : độ ẩm cao trong môi trường bảo quản làm cho vi khuẩn gây mốc phát triển mạnh; hay nguyên nhân do áo bị mốc lan từ các loại quần áo khác có trong tủ. Bên cạnh đó áo da trước khi được bảo quản cũng không được giặt sạch cũng là nguyên nhân gây nấm mốc.

– Chính vì vậy để áo da tránh bị mốc, đầu tiên bạn phải đảm bảo môi trường bảo quản áo da  luôn phải sạch sẽ, khô ráo và nên lau chùi hàng tuần để đảm bảo vệ sinh.

– Bạn hãy sử dụng bàn là hoặc máy hút ẩm để giữ áo luôn phẳng đồng thời giúp áo không bị dính ẩm mốc. Bảo vệ áo trước sự xâm nhập của nấm mốc gây mùi khó chịu.

Áo da có lịch sử hình thành từ khi nào?

– Chiếc áo xa xuất hiện đầu tiên từ thời kỳ Trung cổ, từ khi con người biết dùng da của động vật để giúp giữ ấm cơ thể. Những chiếc áo da thời kỳ này được may rất đơn giản và thô sơ với tác dụng chính là giữ ấm và chưa có tính thời gian.

– Ở thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX, chất liệu da ở thời kỳ này được may thành áo khoác da cho binh lính có tác dụng chính là giữ ấm. Lúc này, những chiếc áo da được cắt may vừa vặn với cơ thể.

– Ở thế kỷ XX, áo da xuất hiện trên tất cả các show thời trang thế giới và đã tạo nên một hiện tượng và xu hướng mới. Chất liệu da ở thời kỳ này được các nhà mốt ưa chuộng và sử trên tất cả các items như: váy da, áo da, túi da… Những thiết kế làm từ da được cả nữ giới và nam giới rất yêu thích, nó đem lại sự năng động, sành điệu và trẻ trung..

– Ngày nay, với thiết kế vô cùng đa dạng về chất liệu và kiểu dáng, những chiếc áo đã là một item không thể không xuất hiện trong tủ đồ của những tín đồ thời trang cùng với sự thời thượng hiện đại mà nó mang lại. (nguồn : higlumcom)

Lời kết

#higlum mong rằng với những kiến thức mà mình mang lại, bạn đã bỏ túi được cho mình những bí kíp giúp bảo quản và làm mới chiếc áo da yêu thích của mình. Cảm ơn bạn luôn đồng hành cùng  chúng tôi. Xin hẹn gặp lại bạn ở những bài viết hữu ích tiếp theo nhé!

4.7/5 - (3 votes)