Củ mài là gì? tác dụng, cách dùng và phân biệt củ mài

Củ mài là một loại cây mọc hoang ở nước ta. Từ xưa người ta đã tận dụng củ mài để làm các món ăn. Không chỉ thơm ngon mà còn tạo ra được nét hấp dẫn rất riêng nữa. Nhưng mấy ai biết củ mài còn có công dụng chữa bệnh nữa. Công dụng tiêu biểu của nó phải kể đến là điều trị các tình trạng cơ thể suy nhược. Ngoài ra còn có nhiều công dụng khác nữa. 

Và để giúp các bạn khám phá hết các công dụng tuyệt vời của củ mài. Thì hãy đón đọc bài viết ngày sau đây nhé! Bạn sẽ biết được tất tần tật các thông tin thú vị về loại củ này. Đồng thời sẽ có thêm nhiều kiến thức cực kỳ hay ho về thảo dược này đấy! Nhất là những ai đang có ý định tìm hiểu về củ mài để chữa bệnh. 

Củ mài là củ gì? Đặc điểm của củ mài ra sao?

Người ta còn gọi củ mài là sơn dược, chỉnh hoài hay khoai mài. Còn tên khoa học của nó chỉ là Dioscorea Persimilis. người ta xếp cây củ mài vào nhóm họ củ nâu.

Củ mài trông như thế nào?

Cây củ mài là cây thân thảo có dây leo. Thân nhẵn và có màu đỏ hồng. Rễ của cây khi hút đủ chất dinh dưỡng sẽ hình thành củ. Chiều dài có khi lên tới cả mét. Đường kính cũng cỡ tầm gần 10cm cơ đấy! Củ thì có nhiều rễ con xung quanh bám vào. Bên ngoài củ thì có màu vàng nâu giống củ từ. Còn ruột thì có màu trắng và hoàn toàn không có xơ.

Củ mài có tác dụng gì?
Củ mài có tác dụng gì?

Lá hình tim mọc đối xứng nhau với cuống dài. Mép lá nguyên. Lá thường có 5 đến 7 gân mọc ra từ gốc lá. Bạn để ý sẽ thấy các kẽ lá đều có các củ con. người ta gọi đó là dái củ mài hay thiên hoài đều được.

Hoa mọc theo chùm ở các kẽ lá. Mỗi chùm có nhiều hoa nhỏ màu trắng hơi pha vàng. Hoa rụng sẽ có quả cứng chia thành ba cánh. Phía trong các hạt đó là các các hạt cánh màu nâu đen nữa. 

Củ mài có nhiều ở đâu? Thu hái và sơ chế nó như nào cho đúng?

Người ta dùng phần rễ củ để làm dược liệu. Dược liệu này có mặt ở nhiều nước như Thái Lan, Myanma, Việt Nam hay Trung Quốc. Tại nước ta củ mài có nhiều ở các tỉnh miền Bắc hoặc là từ Huế trở ra. Nhiều nhất vẫn là ở hà Giang, Nghệ An, Thanh Hóa hay Quảng Ninh. 

Người ta thu hái củ mài quanh năm nhưng chủ yếu nhất vẫn là vào độ thu đông. Lúc này cây đã khô héo nên việc đào lấy củ cũng dễ dàng hơn nhiều. 

Sau khi thu hoạch củ người ta sẽ tiến hành rửa sạch rồi ngâm phèn chua vài ba giờ cho bớt nhớt. Tiếp tục rửa sạch lại rồi cho vào lò sấy lưu huỳnh. Khi nào củ mềm ra là được. Lúc này mang củ phơi đến lúc mặt củ se lại thì sấy thêm 1 ngày nữa. Lại đem đi phơi tiếp. Khi sấy có thể để nhiệt độ tầm 50 đến 60 độ cho nhanh khô. 

Sau khi đã làm khô thì cho vào túi nilon để ở nơi thoáng mát, khô ráo. Tránh ẩm mốc hay sâu mọt là được.

Củ mài dùng làm gì? Công dụng tuyệt vời của củ mài mà nhiều người không biết

Củ mài vốn là loại cây dại mọc ở nhiều nơi. Nhưng trong Đông y thì nó lại được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc. Nhất là các bài thuốc bồi bổ cơ thể hay nâng cao ngũ tạng.

Xem thêm  Cây rau ngổ và 14 tác dụng trị bệnh (lưu ý khi chế biến)

Có được điều này là nhờ vào hàm lượng dưỡng chất có trong củ mài. Theo nghiên cứu thì củ mài có tới 63,25% là tinh bột. Lipit chiếm 0,45%, protit cũng rơi vào tầm 6,75%. Chất nhầy trong củ dao động từ 2 đến 2,8%.

Không những vậy củ mài còn có saponin có nhân sterol, dioscin, chollin hay allantoin. Cùng với nhiều axit amin và các nguyên tố vi lượng khác.

Chính nhờ hàm lượng các chất tuyệt vời như này mà củ mài có thể chữa được nhiều bệnh khác nhau. Cụ thể là từ Đông y cho đến Tây y người ta đều đã tìm ra được các công dụng tuyệt vời của nó. Điển hình như các công dụng dưới đây.

  • Tốt cho tiêu hóa, bồi bổ cơ thể, hạn chế tình trạng ăn không tiêu
  • Giúp máu tuần hoàn tốt hơn
  • Kiểm soát đường trong cơ thể tốt
  • Tốt cho người suy nhược cơ thể, người mới ốm dậy.
  • Phụ nữ bị khí hư nhiều, kém ăn, mệt mỏi, miệng khát
Sử dụng củ mài (hoài sơn) trị bệnh như thế nào? (nguồn: higlum)
Sử dụng củ mài (hoài sơn) trị bệnh như thế nào? (nguồn: higlum)

Người tì hư vị nhược dẫn đến tiêu chảy hay kiết lỵ dài ngày

  • Bài 1: 80g đảng sâm, 80g củ mài, 80g bạch truật và 80g cam thảo. Cùng với đó là 30g sa nhân, 30g ý dĩ, 30g cát cánh, 30g trần bì và 30g liên nhục. Thêm 60g biển đậu nữa rồi cho các nguyên liệu đi nghiền bột. Nếu là người lớn thì ngày dùng từ 1 đến 3 thìa canh to. Còn trẻ nhỏ thì bớt 1 nửa liều lượng đi. Dùng nước sôi hay nấu nước uống đều được. 
  • Bài 2: Củ mài đem sao vàng lên rồi nghiền bột ra. Thêm nước cơm và muối vào tạo thành hỗn hợp sệt để cho trẻ ăn. Không nên cho trẻ ăn quá nhiều. Mỗi ngày chỉ cần từ 8 đến 10g là được. 
  • Bài 3: Ba kích, ngưu tất, thục địa, trạch tả, xích thạch chỉ, thần phục mỗi vị đúng 30g. Thêm đỗ trọng đã sao vàng 90, ngũ vị tử gấp đôi lượng lên. Củ mài 60g và nhục thung dung gấp đôi lượng. Các nguyên liệu đem tán bột rồi thêm hồ vào để vo viên bằng hạt đậu đen. Mỗi lần uống từ 20 đến 25 viên là được. (nguồn: higlum)

Trẻ nhỏ cần kiện tỳ, đẩy nhanh tiêu hóa

  • Đương quy, mạch nha, bạch biển đậu đã sao vàng, thần khúc mỗi vị đúng 45g. Thêm trần bì, sử quân tử mỗi vị 30g. Cùng với đó là cam thảo và hoàng liên mỗi vị đúng 20g. Cuối cùng là củ mài đã sao vàng 60g nữa là được.
  • Các nguyên liệu đem nghiền thành bột mịn rồi thêm mật ong vào để vo viên như đậu đen. Mỗi lần lấy 3g cho trẻ uống. Ngày uống từ 6 đến 9g là được rồi. 

Nam giới bị di tinh nhiều lần

  • Bài 1: 12g đảng sâm, 12g khiếm thực, 12g táo nhân, 12g kim anh, 12g bạch truật, 12g củ mài, 12g phục linh. Thêm 6g ngũ vị tử và 6g viễn chí nữa. Cùng với đó là 4g cam thảo rồi đem nấu nước uống hằng ngày.
  • Bài 2: Hạt sen, ý dĩ, củ sung mỗi vị đúng 1 lạng. Thêm củ mài 2 lạng nữa. Các nguyên liệu đầu tiên sao vàng rồi phơi cho khô. Sau đó thì nghiền thành bột mịn. Mỗi ngày chỉ cần 1 thìa canh hòa với nước cơm để uống là được.
  • Bài 3: quả chốc xôi và củ mài mỗi vị đúng 10g. Đem 2 nguyên liệu sao vào rồi nấu với nước sôi thành trà để uống trong ngày.

Người bị tiểu đường

  • Bài 1: 4g cam thảo, củ mài 24g, 6g ngũ vị tử, 12g hoa phấn, 12g tri mẫu, 12g cát căn và 12g hoàng kỳ. Đem các nguyên liệu sao vàng lên rồi nấu nước để uống. 
  • Bài 2: Liên tử 90g, củ mài gấp đôi lượng. Thêm ngũ vị tử 350g và thỏ ti tử 3 lạng. Cùng với đó là phục linh 40g nữa. Các nguyên liệu đem nghiền bộ rồi thêm hồ vào để vo viên cỡ hạt đậu xanh. Mỗi lần dùng từ 20 đến 30 viên chiêu với nước cơm để uống. 
  • Bài 3:Thiên hoa phấn và mạch đông môn mỗi vị đúng 9g. Thêm hoài sơn và củ mài mỗi vị 24g. Đem các nguyên liệu nấu nước để uống trong ngày là được. 

Trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng và cả tiêu chảy

  • Ý dĩ và củ mài, mạch nha mỗi vị 1 lạng. Thêm bạch truật, phòng đẳng sâm mỗi vị đúng 50g nữa. hạt cau và vỏ quýt mỗi vị 25g nữa là được.
  • Các nguyên liệu đem đi sao vàng lên rồi nghiền thành bột mịn. Sau đó thì lấy chừng 20g cho trẻ uống là được. 

Người hay bị đau lưng

  • 10g sơn thù du, 12g ngưu tất, 10g củ mài, 12g ba kích, 8g độc hoạt, 10g đỗ trọng, 8g ngũ gia bì, 8g quế tâm, 8g cẩu tích. Thêm 6g phòng phong nữa.
  • Các nguyên liệu đem đi nghiền thành bột mịn và thêm mật ong vào để vo viên lại. Mỗi viên bằng hạt đậu xanh là được. Lúc đói lấy 10 viên để uống. 
Xem thêm  Hoa tầm xuân là gì? 24 tác dụng trị bệnh và lưu ý

Bồi bổ cơ thể cho người mới ốm dậy

200g sữa bò, 15 củ mài, 1 nắm gạo tẻ, 1 lạng đường phèn, 20g đường đỏ. Đầu tiên thái nhỏ của mài. Gạo và vừng thì rang thơm lên rồi nghiền nhỏ ra. Thêm nước vào rồi lọc qua rây để bớt cặn. Thêm sữa bò và đường vào nước và nấu sôi cùng với củ mài. Đến  khi củ mài chín thì lấy ra ăn.

Bài thuốc này tốt cho người mới ốm dậy, gan thận yếu, tóc bạc sớm. Hay kể cả người đại tiện khó cũng dùng được. 

Trẻ em còi xương, suy dinh dưỡng

Gạo tẻ 1 nắm to, 20g củ mài, 1 lòng đỏ trứng gà và 2 thìa đường cát. Đầu tiên củ mài đem phơi hoặc sấy khô lên. Trừ lòng đỏ trứng gà thì các nguyên liệu còn lại đem xay thành bột.

Lòng đỏ trứng gà đem hấp chín rồi dầm nhuyễn cũng bột gạo. Khi nào thấy nhuyễn thì cho vào nồi cùng 1 bát con nước để nấu cháo. Đợi cháo chìn thì thêm đường vào khuấy đều. Sôi lại thì lấy ra cho trẻ ăn. Liệu trình điều trị bài thuốc này là nửa tháng. 

Đem 1 cân gạo nếp ngâm qua đêm rồi vo sạch. Sau đó rang thơm rồi nghiền bột. 1 lạng củ mài, 1 lạng củ súng và 30g xuyên tiêu cũng sao qua rồi nghiền bột. Hỗn hợp bọt này lúc nào uống thì lấy hòa với nước cơm và đường để dùng. Mỗi lần chỉ cần dùng 30 hoặc 45g là được. 

Người kém ăn, khó tiêu

Ý dĩ và củ mài mỗi thứ 30g. Thêm 10 quả đại táo, 1 nhúm hạt sen tươi và 1 nắm to gạo tẻ. Đem nấu cháo rồi thêm gia vị theo khẩu vị để ăn.

Ích khí, nâng cao tiêu hóa

Củ mài và gạo tẻ mỗi vị đúng 50g. Thêm 2 lạng khoai sọ nữa. Đem các nguyên liệu nấu cháo để ăn hết trong ngày. Món ăn này được đánh giá là nâng cao sức khỏe, bổ tỳ, tốt cho tiêu hóa. Người nào mệt mỏi, chán ăn hay miệng khô khát thì nên dùng. 

Người táo bón, chán ăn

1 nắm gạo nếp to và khoảng 30g củ mài. Đem 2 nguyên trên nấu thành cháo rồi thêm muối hay đường vào để ăn.

Hoặc bạn cũng có thể áp dụng bài thuốc sau.

Củ súng và củ mài mỗi vị 1 lạng, thêm xuyên tiêu 30g và gạo nếp 1 cân nữa. Gạo ngâm 1 đêm rồi vo sạch. Sau đó rang thơm lên rồi nghiền bột. Củ mài và củ súng cũng như xuyên tiêu cũng sao qua rồi đem nghiền bột. Trộn 2 loại bột với nhau.

Lúc nào ăn thì lấy 3-4 thìa cà phê to hòa với nước sôi và chút đường để uống. Món ăn này có thể dùng thường xuyên rất tốt. 

Những điều cần chú ý khi sử dụng củ mài

Có thể nói mặc dù của mài chỉ là loại cỏ cây mọc hoang dại. Nhưng công dụng mà nó mang đến cho con người rất tốt. Đầu tiên là bồi bổ cơ thể. Sau đó là đến chữa bệnh. Không những vậy củ mài làm đồ ăn cũng rất ngon nữa. Chính vì thế mà ngày nay nhiều người vẫn ưa chuộng củ mài. 

Nhưng dù thế nào thì khi dùng củ mài bạn cũng cần nhớ một vài nguyên tắc để điều trị cho an toàn. Bởi vì dù nó có tốt đến đâu thì cũng có nhiều điều bạn chưa biết hết được. Chưa kể các bài thuốc Đông y có thể gặp tương thích với cơ thể bạn nữa. Chính vì thế cẩn thận không bao giờ là thừa cả. Dưới đây là những điều chúng mình đã đúc rút ra được. Bạn khắc cốt ghi tâm những điều này để điều trị cho an toàn nhé! 

Những người không dùng được củ mài

Nhìn chung củ mài không dành cho người thể hàn hay đang bị táo bón. 

Hơn nữa bạn cần chú ý hiện nay trên thị trường nhiều thương lại trộn khoai mì non để bán giả làm củ mài. Chính vì thế gây ra nhầm lẫn cho khách hàng. Khi chọn mua bạn cần chú ý để không mua phải hàng kém chất lượng. Cũng như gây ra hậu quả cho sức khỏe của bản thân nhé!

Tốt nhất khi sử dụng các bài thuốc từ củ mài thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị. Cho yên tâm khi sử dụng nhé! 

Xem thêm  Cây thiên ma là cây gì? đặc điểm, công dụng và cách trị bệnh

Liều lượng dùng củ mài theo khuyến cáo của các chuyên gia

Củ mài thực tế cũng chỉ là 1 loại thảo dược đơn thuần mà thôi. Nghĩa là nó cũng có những điểm chưa tốt. Hay nói đúng hơn là nếu dùng nhiều thì cũng sẽ chẳng thu được lợi lộc gì. Thậm chí có khi còn chẳng chữa được bệnh nữa. Do đó khi sử dụng bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt liều lượng của bác sĩ đề ra. 

Đương nhiên mỗi người sẽ có liều lượng khác nhau. Liều lượng chúng tôi đưa ra dưới đây chỉ là chung chung. Căn cứ vào tình trạng bệnh mà bạn tăng giảm sao cho hợp lý là được. 

Người ta có thể nấu nước từ củ mài cũng có thể nghiền bột củ mài ra để dùng. Liều dùng thường là từ 12 đến 30g tùy tình trạng bệnh. Dùng độc vị hay kết hợp với các nguyên liệu khác đều được. 

Một vài món ăn từ củ mài mà bạn có thể tận dụng

Củ mài không chỉ là vị thuốc tốt mà nó còn là món ăn ngon nữa. Bạn có thể chế biến củ mài thành nhiều món dược thiện. Vừa ngon lại cực kỳ bổ dưỡng nữa. Chưa kể củ mài lại rất sạch và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Nên khi dùng bạn hoàn toàn có thể yên tâm nhé! Thỉnh thoảng đổi bữa cho gia đình bằng các món ăn từ củ mài. Cũng là cách chống ngán cực kỳ hiệu quả đấy! 

Bún miến từ củ mài

Cách làm bún miến từ củ mài nhìn chung không hề khó. Cũng không mất quá nhiều thời gian. Bạn có thể tranh thủ buổi sáng làm cho cả gia đình cũng được. Vừa có bữa sáng thơm ngon lại vừa tốt cho sức khỏe nữa. 

Chọn các củ mài tươi rồi đem cạo vỏ cho sạch. Sau đó nghiền bột ra rồi làm thành dạng sợi như bún miến. Bạn có thể tùy thích chế biến thành các món ăn như bún, miến hay mì cho mọi người. Món ăn này rất tốt cho người cao tuổi.

Nước gạo và củ mài

Khiếm thực và củ mài mỗi vị đúng 1 lạng. Thêm đường trắng, xuyên tiêu mỗi vị đúng 30g nữa. Cùng với đó là 1 cân gạo nếp. Đầu tiên ngâm gạo nếp qua đêm rồi vo sạch đi đã. Sau đó rang chín thơm rồi nghiền thành bột. Các nguyên liệu còn lại trừ đường cũng đem sao qua rồi nghiền bột mịn. 

Trộn các loại bột lại với nhau. Khi nào ăn thì lấy khoảng 30 đến 60g hòa với nước sôi. Thêm đường trắng vào khuấy đều để nước là được. Người tỳ hư vị nhược, chán ăn, chậm tiêu thì không nên quên bài thuốc này.

Tụy lợn hầm củ mài

Đối với nhiều người thì việc ăn các món ăn cháo hay bún miến từ của mài hơi khó ăn. Vậy thì sao bạn không thử hầm củ mài với tụy lợn nhỉ? Món canh này rất dễ ăn như bao món canh khác thôi. Nhưng hương vị của nó lại hấp dẫn đến lạ tường đấy! 

Lấy 1 cái tụy lợn hầm với vài củ mài để làm thành canh. Nêm nếm gia vị vừa ăn và ăn hết cả cái lẫn nước. Món ăn này rất thích hợp cho người bị tiểu đường. 

Rượu củ mài

Cũng giống nhiều loại dược liệu khác thì củ mài cũng có thể ngâm rượu. Cách ngâm rượu củ mài thực sự rất đơn giản. Nhưng bạn sẽ có được thứ rượu thuốc bổ dưỡng cho cơ thể đấy!

Thần khúc và củ mài đã thái lát mỗi vị đúng 250g. Thêm 1l rượu nếp chừng 35 độ vào nữa. Đem các nguyên liệu ngâm trong nửa tháng thì có thể dùng được. Người nào bị đau đầu, chóng mặt hay phong thấp thì đều có thể dùng được. 

Hồ cháo củ mài

Tùy vào tình trạng bệnh mà lấy củ mài theo lượng vừa đủ. Đem thái nhỏ rồi sao vàng lên và đem nghiền bột. Khi nào dùng thì lấy bột đó uống với nước cơm hoặc nước hồ cùng với muối ăn. Người nào kiết lỵ hay tiêu chảy thì đều có thể dùng được. 

Cháo củ mài

Đem 1 nắm gạo nếp và khoảng 30g củ mài để nấu cháo. Thêm đường hoặc muối tùy vào khẩu vị của người bệnh. Món ăn này ăn quanh năm đều được.

Coi nó là món ăn phụ cũng rất tốt. Người nào tiêu chảy, táo bón, miệng hay khát nước, ăn kém thì đều có thể dùng được.  (nguồn: higlum)

Cháo củ mài ý dĩ

Ý dĩ nấu cháo đã ngon mà thêm củ mài nữa thì thật hết ý. Món ăn này có vị thanh mát tự nhiên rất dễ ăn. Kể cả đối với người khó ăn nhất cũng có thể ăn được. Chính vì thế bạn có thể áp dụng ngay công thức cháo củ mài ý dĩ dưới đây để nấu cho cả nhà nhé!

Củ mài và ý dĩ mỗi vị đúng 30g. Thêm 1 nắm to gạo tẻ, hạt sen tươi hay khô chừng 15g vào 10 quả táo to nữa là được. Đem các nguyên liệu đi nấu cháo. Tùy khẩu vị mà thêm đường hay muối. Món ăn này người nào trướng bụng, ăn kém, tiêu hóa kém thì nên sử dụng. kể cả người toàn thân suy nhược, mệt mỏi cũng nên áp dụng.

Kết luận

Có thể thấy được rằng, củ mài là một loại củ dân dã. Nhưng công dụng tuyệt vời của củ mài đã khiến nó trở nên đắt giá hơn bao giờ hết. Ngày nay nhiều người tìm củ mài như 1 loại thực phẩm sạch để ăn.

Hay 1 loại thuốc chữa bệnh an toàn và hiệu quả. Bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng củ mài để chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình. Miễn sao khi dùng cần tuân thủ những lưu ý bên trên cũng như theo hướng dẫn của bác sĩ là được.

4.7/5 - (15 votes)