Chuối hột có tác dụng gì? cách dùng trị bệnh và lưu ý

Chuối hột chắc chắn là loại dược liệu không còn xa lạ đối với mọi người nữa. Người ta thường dùng chuối hột để ngâm rượu. Nhưng hầu như để nói chuối hột ngâm rượu có tác dụng gì thì có lẽ nhiều người chưa biết. Hoặc có chăng chỉ biết 1 vài công dụng cụ thể mà thôi. 

Sử dụng chuối hột trị bệnh như thế nào? (nguồn: higlum)
Sử dụng chuối hột trị bệnh như thế nào? (nguồn: higlum)

Ngoài dùng chuối hột để ngâm rượu thì nó còn được sử dụng trong các bài thuốc dân gian. Giúp bài thuốc thêm hiệu nghiệm và đạt được công dụng cao. Nhất là trong các bài thuốc điều trị thổ huyết, băng huyết,… Cùng nhiều bệnh khác nữa.

Dưới đây sẽ tất tần tật các thông tin về chuối hột cũng như tác dụng của cây chuối hột mà bạn có thể tham khảo. Chắc chắn các bạn sẽ rất bất ngờ đấy! 

Table of Contents

Chuối hột là chuối gì? Đặc điểm của chuối hột như nào?

Chuối hột ngoài việc dùng ngâm rượu thì nó còn được dùng để nấu nước uống hay làm món ăn rất ngon. Nó còn được gọi với cái tên là chuối chát.

Danh pháp của nó là Musa balbisiana Colla. Trong khi giới y học lại gọi là Frutus, Caulis hay Rhizoma Musa Balbisiana. Nhưng dù sao thì chuối hột vẫn chỉ là 1 thực vật trong họ chuối mà thôi.

Cây chuối hột trông như nào?

Cây chuối hột là cây thân giả với chiều cao có thể đạt tới 3 đến 4m. Lá cây dài với mặt dưới có màu hơi tía. Cuối lá dài với các sọc đỏ chạy dọc theo cuống. nếu như chuối trồng hoa mọc rủ xuống thì chuối rừng lại có hoa mọc thẳng đứng. Hoa của cây cũng có màu đỏ tía. Các quả thì có màu vàng xanh đẹp mắt.

Quả chuối thì có các cạnh với nhiều thịt quả. Ruột chuối thì có nhiều hạt đen với đường kính tầm 4 đến 5mm.

Cây chuối hột trông như nào?
Cây chuối hột trông như nào?

Cây chuối hột có nhiều ở đâu?

Loại cây này có nhiều ở Việt nam, Lào, Campuchia hay Malaysia. Ở nước ta nó có thể được trồng hoặc tự mọc hoang. 

Thu hái sơ chế và bảo quản chuối hột đúng cách

Nếu dùng làm thuốc thì người ta dùng tất cả các bộ phận của cây. Bộ phận nào cũng có thể thu hái suốt 4 mùa. Dù dùng tươi hay khô đều tốt. Nếu dùng khô thì cần để ở nơi thoáng mát, khô ráo.

Chuối hột dùng làm gì? Tác dụng của cây chuối hột

Theo nghiên cứu thì chuối hột có rất nhiều các bất hóa học. Ví dụ như saponin, enzyme, phytosterol, tannin hay tinh dầu. Ngoài ra còn có nhiều chất khác nữa như  anthocyanin,  cyaniding hay delphinidin.

Có thể nói chuối hột là một trong những loại thuốc nam quý được thiên nhiên ban tặng cho con người. Mặc dù chúng chỉ là giống cây mọc hoang thôi. Nhưng công dụng mà nó mang lại là không thể phủ nhận. Có lẽ cũng chính nhờ vào thành phần dưỡng chất có trong chuối hột mà nó mới có nhiều công dụng như thế. Nhưng công dụng của chuối hột như nào thì không phải ai cũng biết. Những bài thuốc dưới đây sẽ giúp các bạn tìm được kim chỉ nam chữa bệnh cho mình.

Y học truyền thống cho rằng chuối hột có thể giải độc, chữa bí tiểu, sát trùng, khử khuẩn hay giải khát tốt. Chính vì thế nó dùng để đánh tan sỏi tiết niệu, chữa táo bón, hạ sốt, điều trị các bệnh ngoài da…

Còn y học hiện đại có rằng các chất có trong chuối hột có thể giảm táo bón, làm lành các vết loét ở đường tiêu hóa. Hay giảm đau ngũ tạng tốt. Một số chất có thể kể đến như là serotonin, dopamine hay là nore-pinephrin.

Trái chuối hột dùng để làm gì?
Trái chuối hột dùng để làm gì?

Trái chuối hột dùng để làm gì?

Mỗi bộ phận trên cây chuối hột đều có công dụng riêng. Trong đó nổi tiếng nhất là quả chuối hột. Đây là loại dược liệu được dùng rất nhiều trong các bài thuốc dân gian. Từ những bệnh đơn giản cho đến phức tạp người ta đều sử dụng quả chuối hạt. Bạn hoàn toàn có thể áp dụng các bài thuốc này để điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của mình. 

Xem thêm  Củ Bình Vôi có nên sử dụng không? cách dùng trị bệnh và lưu ý

Quả chuối hột chỉ to tầm ngón tay cái thôi nhưng có nhiều hạt. Khi xanh thì chát nhưng khi chín lại có ngọt. Cũng vì nó nhỏ mà lại còn có nhiều hạt nên người ta ít ăn. Hầu như chỉ lấy hạt làm thuốc. Chuối hột chia thành 2 loại là trái to và trái nhỏ. Dù là trái nào ngâm rượu cũng đều ngon cả. Nhưng theo nhiều người thì ngâm trái nhỏ ngon hơn vì có nhiều nhựa hơn. 

Người ta cũng hay dùng trái chuối nhỏ còn non thái ra để trộn nộm hoặc ăn rau sống cũng rất ngon.

Trẻ em bị táo bón

  • Lấy 1 đến 2 quả chuối chín
  • Đem vùi vào bếp than đến khi vỏ chuối có màu đen thì gắp ra. Đợi nguội rồi bóc vỏ cho trẻ ăn ruột. Sau khi ăn chừng nửa tiếng là đi đại tiện dễ dàng. 

Sỏi bàng quang

  • Tùy tình trạng bệnh mà lấy lượng chuối xanh vừa đủ
  • Sau đó thái mỏng rồi phơi khô lên. Tiếp tục sao vàng và phơi lại thêm vài ngày nữa. Mỗi lần có thể lấy từ 50 đến 100g để nấu với nước để uống. Nước này chia 2 lần uống sau ăn sẽ tốt hơn. 

Hắc lào

  • Lấy quả chuối tươi mới bẻ
  • Sau đó bổ đôi ra và lấy nhựa bôi vào chỗ da bị hắc lào.

Dạ dày viêm loét

  • Lấy mấy quả chuối hột còn xanh
  • Thái mỏng rồi phơi khô ra. Sau đó nghiền thành bột mịn. Bột này uống mỗi ngày. Khi nào dùng cần hạn chế đồ dầu mỡ, cay nóng hay các chất kích thích. 

Thống phong

  • 3g chuối hột, 1g mướp đắng, 2g tỳ giải và 4g củ ráy rừng
  • Đem các nguyên liệu sao vàng hạ thổ rồi lấy 10g hỗn hợp làm thành 1 gói. Mỗi ngày dùng từ 20 đến 30g để uống. 

Tẩy giun

  • Lấy mấy quả chuối hột đã chín
  • Lúc nào đói thì ăn sẽ thấy giun ra ngoài

Đau nhức xương, thấp khớp

  • 2 lạng chuối hột và 1 lít rượu nếp chừng 40 độ
  • Đầu tiên giã nát chuối hột rồi cho vào ngâm với rượu. Chừng 10 ngày là có thể dùng được. Ngâm lâu thì tốt hơn. Trong thời gian ngâm thì nhớ lắc đều để rượu ngấm. Mỗi lần dùng chừng 1 thìa canh to uống trước khi ngủ sẽ tốt hơn. Hoặc cũng có thể dùng trước ăn. 

Nôn ra máu

  • 12g rễ cỏ tranh, 12g thài lài tía, 12g tang ký sinh và 12g chuối hột.
  • Các nguyên liệu đem thái nhỏ rồi nấu với 2 bát nước. Đun cạn còn ¼ thì lấy ra uống 2 lần 1 ngày.

Nâng cao sức khỏe, tráng dương, bổ thận

  • Lấy 2 đến 2,5 lít rượu nếp ngon. Loại rượu từ 40 độ trở lên. Cùng với đó là 1 cân chuối hột.
  • Đem 2 nguyên liệu cho vào bình để ngâm rượu. Sau 1 tháng là có thể dùng được. Mỗi lần dùng 15ml. Ngày dùng 30ml là được. 

Huyết áp cao do béo phì hoặc thận

  • Chọn lấy quả chuối hột gần chín
  • Sau đó đem thái mỏng rồi phơi khô ra. Sau qua đi cho thơm. Tiếp tục lấy của ráy cạo sạch vỏ rồi ngâm nước gạo 2 tiếng. Sau đó vớt ra rửa sạch rồi phơi khô đi. Sao nhỏ lửa đến hơi vàng là được. Sau đó cứ 1 nắm chuối hạt thì lấy ⅓ củ ráy đã sao. Đem 2 nguyên liệu nấu với 600ml nước còn 200ml thì lấy uống. Chia đều ra ngày uống 2 lần là được.

Mỡ máu

  • Quả chuối già nhưng phải còn xanh
  • Sau đó thái mỏng rồi đem sao vàng và phơi qua lại. Sau đó nấu với 3 bát nước. Đun cạn còn 1 bát thì mới lấy uống. Uống sau ăn.

 Sỏi tiết niệu

Chỉ lấy quả chuối thật chín rồi tách lấy hạt. Đem hạt đi phơi khô rồi tán nhỏ ra. Sau đó đem hạt đi nấu nước uống. Công thức cứ 7 thìa hạt chuối tán nhỏ thì nấu với 2 lít nước. Khi đun nhớ hạ nhỏ lửa rồi đun cạn còn chừng 1500ml thì lấy ra uống trong ngày. Liệu trình từ 2 đến 3 tháng sẽ thấy kết quả tốt.

Người bị tiểu đường

Lấy quả chuối già còn xanh đem thái lát mỏng rồi phơi khô lên. Sau đó đem nghiền thành bột mịn. Lấy bột này hòa với nước sôi để uống như trà vào lúc nóng. 

Quả chuối xanh thì không được ăn. Vì chúng có thể gây táo bón nặng hoặc ngộ độc. 

Công dụng của hạt chuối hột

Nhìn chung chuối hột quý giá ở cả những hạt của quả. Nó không chỉ chứa nhiều dưỡng chất nhất. Mà bản thân nó dùng riêng cũng là 1 loại thảo dược chữa bệnh rất tốt. Thậm chí nó còn được đánh giá nhiều công dụng hệt như quả chuối hột vậy. 

Những quả chuối hột được dùng để chữa bệnh phải có nhiều hạt. Hạt phải đen trong khi giã ra thì lại có bột trắng. Muốn lấy được hạt thì phải đợi quả chuối chín. Hạt sau đó đem sao thơm mới dùng được. Có thể nấu nước uống hoặc là ngâm rượu đều được. 

Sỏi thận

Rang hạt chuối hột đến giòn rồi đem nghiền thành bột mịn. Mỗi ngày lấy chừng 30g đem hòa với nước sôi để làm trà uống. Khi dùng nước này mỗi lần đi tiểu bạn sẽ thấy có chất lặng cặn ở bên dưới. Sau khoảng 1 tháng các viên sỏi nhỏ sẽ theo ra hết. Như vậy sẽ thu được kết quả tốt. 

Xem thêm  Cây cải trời là gì? tác dụng, cách dùng và lưu ý quan trọng

Tiêu sưng, giảm đau

Lấy 2 lạng hạt chuối hột đem giã nát ra rồi ngâm với 1 lít rượu nồng độ trên 40 độ. Ngâm khoảng 10 ngày thì lấy ra xao bóp. Để càng lâu càng tốt. Chú ý khi ngâm thỉnh thoảng nhớ lắc đều là được. 

Ngoài xoa bóp thì có thể lấy để uống. Mỗi lần uống chừng 15ml hòa với đường cho dễ uống. Ngày dùng tối đa 30ml là được. 

Vỏ quả chuối hột

Không chỉ có quả chuối hột hay hột của quả mới được dùng nhiều. Mà những thứ tưởng chừng vô dụng như vỏ của quả cũng điều trị được nhiều bệnh lắm đấy! Bạn có biết là rất nhiều người đã khỏi bệnh khi dùng các bài thuốc từ vỏ chuối hột không? Vậy cỏ của quả chuối hột điều trị được bệnh gì? CÙng chúng mình khám phá ngay sau đây nhé! 

Đau bụng dai dẳng, liên tục

  • Vỏ quả chuối hột chỉ cần 40g. Thêm 2g cam thảo và quế chi gấp đôi lượng lên là được.
  • Đầu tiên đem vỏ chuối phơi khô rồi đem sao vàng. Cuối cùng nghiền bột cùng 2 nguyên liệu còn lại. Thêm mật ong vào để vo viên cỡ chừng hạt ngô. Khi dùng dùng thì lấy 1 viên để uống với nước ấm. Ngày dùng từ 2 đến 3 viên là được.

Đau bụng đi ngoài

  • Lấy quả chuối rừng đã chín vàng và tưới lấy vỏ
  • Vỏ đó đem thái nhỏ rồi phơi thật khô. Khi nào dùng thì chỉ cần lấy 1 nhúm nhỏ đem hãm với nước sôi như trà để uống ngày 2 lần là được. Cứ dùng đến khi tình trạng bệnh khỏi hẳn.

Kiết lỵ

  • 10g búp ổi, 20g vỏ quả chuối hột, 20g vỏ lựu, 20g rễ gai tầm xọng và 20g rễ tầm xuân.
  • Đem các nguyên liệu phơi khô lên rồi nấu nước uống là được.

Hoa chuối hột

Hoa chuối hơi chát, giòn nhưng lại ngọt. Ăn rất ngon miệng. 

Người ta hay làm gỏi hoặc nấu nước từ hoa chuối rừng cho mẹ sau sinh ăn. Để mẹ có nhiều sữa hơn.

Kể cả ăn sống hoặc nấu nước uống thì hoa chuối đều giúp nước tiểu trong. Các axit còn tồn đọng trong thận và bàng quang cũng được hòa tan.

Hàm lượng chất xơ trong hoa chuối rất nhiều. Nên ăn hoa chuối là cách bổ sung chất xơ. hạn chế tình trạng táo bón ở người cao tuổi. 

Nếu để ý kỹ bạn sẽ thấy hoa chuối gần như không bao giờ có sâu. Chính vì thế chẳng ai phun thuốc sâu cho hoa chuối bao giờ cả. Do đó bạn có thể dùng thay các loại rau khác để cung cấp chất xơ cho cơ thể.

Người ta cũng dùng hoa chuối làm món ăn hay giúp mẹ sau sinh cải thiện tình trạng ít sữa, khan sữa. Chính vì thế đây là dược liệu mẹ sau sinh nhất định không được quên đâu nhé! 

Giúp mẹ sau sinh nhiều sữa

  • Lấy hoa chuối rửa sạch rồi thái nhỏ ra
  • Có thể trộn nộm hoặc làm rau sống ăn đều được.

Mát phổi tiêu độc

  • Lấy hoa chuối và phần lá đỏ bên ngoài buồng chuối rửa sạch
  • Sau đó đem nấu nước uống là được.

Lá chuối hột

Người ta còn tận dụng cả lá chuối hột để điều trị nhiều bệnh khác nhau nữa. Ví dụ như các bệnh dưới đây chẳng hạn. Bạn sẽ không tin được đâu. Vì không ngờ, loại lá chỉ thường dùng để gói bánh, gói giò như vậy lại cũng có thể chữa được bệnh rất hiệu quả và tốt nữa. Các bạn hoàn toàn có thể áp dụng các bài thuốc này để điều trị bệnh nhé! 

Băng huyết

  • Tinh tre và mốc cây cau mỗi vị 20g. Thêm lá chuối hột khô tầm 10g nữa là được.
  • Đem các nguyên liệu đốt cháy rồi lấy than nghiền thành bột. Thêm nước vào để uống là được. 

Thân của cây

Thân chuối hột ngoài việc làm thức ăn cho gia súc, gia cầm thì người ta cũng tận dụng nó để chữa bệnh nữa. Thật sự khó có thể tìm được loại cây nào mà có nhiều công dụng được như cây chuối hột đúng không? Thân cây chuối hột dùng vào nhiều việc khác nhau. Ví dụ như điều trị các bệnh dưới đây chẳng hạn. 

Giúp vết thương ngừng chảy máu

  • Lấy lõi của thân chuối
  • Giã nát hoặc đập dập ra rồi đắp vào chỗ bị thương là được.

Duy trì đường huyết ổn định

  • Chỉ nên dùng cây chuối có bắp đang nhú mà thôi. Đem cắt lấy 1 đoạn thừa lại cho cây tầm 25cm là được.
  • Thân cây chuối sau đó đem khoét 1 lỗ to rồi để qua đêm. Sáng hôm sau chỉ lần lấy nước còn đọng lại ở chỗ lỗ khoét để uống là được. Dùng thường xuyên sẽ ổn định được đường huyết.

Tiêu khát

Lấy cây chuối già và chặt lấy thân. Sau đó tách lấy lõi đem giã để chắt lấy nước cốt là được.

Phù thũng

Nhiều tài liệu y học nước ngoài cho rằng lấy thân và lá chuối sắc lấy nước uống không chỉ chữa bí tiểu. Mà còn tốt cho người bị phù thũng nữa.

Công dụng khác của thân chuối

Nếu muốn dùng thân chuối làm rau sống thì người ta chọn cây chưa trổ buồn dưới 1 năm thì sẽ ngon hơn. Sau đó loại bỏ lớp vỏ tím bên ngoài và chỉ lấy phần xơ lưới trắng mà thôi. Sau đó chỉ việc đem thái nhỏ là được.

Những người đi rừng mà khát quá thì thường tưới vỏ thân chuối rồi lấy lõi để ăn sống cho mát và đỡ khát. Người nào có kinh nghiệm thì sẽ dừng chân ở nơi có nhiều chuối rừng. Vì theo họ đây là nơi có nhiều nước cũng như chất lượng nước tốt nhất trong mùa hè. 

Xem thêm  Cây thiên ma là cây gì? đặc điểm, công dụng và cách trị bệnh

Củ chuối

Củ chuối là loại thực phẩm thơm ngon. Có thể nấu canh hay ăn sống đều rất tuyệt. Nhưng công dụng của nó chưa dừng lại ở đó đâu. Nó còn có tác dụng chữa bệnh nữa đấy! Các bệnh này đều đã được nhiều người dùng và thu được kết quả rất tốt đấy! 

Mê sảng, cảm nóng, hay khát

  • Củ chuối hột tùy tình trạng bệnh mà bạn chuẩn bị nhiều hay ít.
  • Cạo sạch lớp vỏ bên ngoài rồi đem rửa sạch và thái miếng mỏng. Sau đó mang đi ép lấy nước để uống là được.

Lỵ có máu

  • 4g củ chuối hột. 4g tầm gửi cây táo và 4g củ sả
  • Đem cá nguyên liệu sao vàng thơm lên rồi nấu lấy nước để uống.

Hồi hộp, khó ngủ, ngủ hay mê sảng

  • Củ chuối thái nhỏ 1 nắm chừng 30g. Thêm 1 quả tim lợn nữa
  • Cho 2 nguyên liệu vào nồi nấu nhừ. Nêm nếm gia vị rồi ăn hết cả cái và nước

Giải khát, tốt cho tiêu hóa

  • Bạn chỉ cần lấy của chuối hột đem rửa thật sạch
  • Cho vào nồi nấu nước để uống mỗi ngày là được

Củ chuối cũng ổn định đường huyết được

Lấy củ chuối hột rửa sạch rồi đem giã để chắt lấy nước uống. Những người bị tiểu đường tuýp 2 dùng nước này thường xuyên sẽ giúp ổn định đường huyết tốt.

An thai

Củ chuối hột và rễ cây móc mỗi vị 15g đem nấu nước sẽ giúp an thai.

Bồi bổ cơ thể

Người Thái ở Tây Bắc hay dùng củ chuối nấu với rễ cây móc mỗi loại 1 lượng bằng nhau. Nấu nước này uống để giúp cơ thể mẹ bầu khỏe mạnh. 

Giải khát tốt

Nấu nước từ củ chuối sẽ tiêu độc, đỡ khát đồng thời làm tiêu hóa tốt hơn.

Rượu ngâm chuối hột

Chuối hột người ta hay dùng nhất chính là mang ngâm rượu. Không chỉ người dân mà cả các nhà sản xuất rượu người ta cũng rất quan tâm đến loại rượu này đấy!

Đây cũng chính là loại rượu mà nhiều người ưa thích nhất. Hay nói đúng hơn là nó là cách giúp bảo quản chuối hột được lâu và cũng như tăng thêm công dụng của chuối hột nhất. Bạn hoàn toàn có thể tự ngâm rượu chuối hột tại nhà mà không cần lo lắng chất lượng. Nếu bạn áp dụng đúng các kỹ thuật dưới đây. 

Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu cần có là 1 cân chuối hột và khoảng 2,5l rượu nếp ngon. Loại mà độ rượu tầm 40 độ trở lên là được. Khi ngâm rượu ong rượu hơi có màu vàng nhạt và ngọt lại thơm nữa. Người ta dùng rượu chuối hột để nâng cao sức khỏe, hỗ trợ điều trị sỏi thận, tiểu đường, … Ngoài ra còn có các bệnh như ăn kém, đau mỏi xương, cơ thể suy nhược,…. (nguồn: higlum)

Đương nhiên thì bạn cần chế biến nó thật tốt thì mới cho ra được loại rượu thơm ngon đạt yêu cầu rồi.

Cách ngâm rượu chuối hột đúng tiêu chuẩn

Đợi quả chuối chín thật chín rồi mới đem thái mỏng và phơi khô. Nhớ là hủ vải mỏng để chắn bụi cũng như ruồi nhặng đậu vào nhé. Phơi thật khô.

Rượu ngâm phải ngon không lẫn tạp chất. Rượu nếp quê với nồng độ từ 40 độ trở lên là tốt nhất.

Rửa sạch và để ráo bình thủy tinh. Sau đso xếp chuối vào tầm 30% thể tích của lọ. Sau đó đổ tiếp rượu vào sao cho cả rượu và chuối chỉ tầm ⅔ dung tích của bình là được. Phần bình còn lại để không. Tránh khi ngâm chuối nở sẽ không có diện tích bình để chứa. Đậy kín nắp lại và ủ 100 ngày là có thể dùng được. Để lâu thì ngon hơn. 

Vì rượu ngâm từ chuối hột là rượu thuốc nên không uống nhiều dẫn đến say xỉn.

Người nào sỏi thận, thận yếu thì có thể dùng 10 đến 20ml vào mỗi bữa sẽ rất tốt.

Tùy vào tình trạng bệnh mà bạn điều chỉnh nguyên liệu cho thích hợp. Những người huyết áp cao, cần bổ máu, huyết áp thấp, nóng trong hay tỳ hư vị nhược,… thì không dùng tùy tiện. Vì có thể phản tác dụng.

Mách nhỏ bạn cách ngâm rượu chuối hột để ngon hơn

Bạn có thể để nguyên cả quả chín để ngâm cũng được. Nhưng theo kinh nghiệm thì chuối xanh thái lát khi ngâm rượu sẽ có được rượu ngon và thơm cũng như dễ uống hơn nhiều.

Nấu nước từ hạt của quả chuối để uống mỗi ngày cũng hạn chế được bệnh tật rất tốt.

  • Rang hạt chuối đến khi có tiếng nổ nhỏ như ngô thì rang thêm tầm 5 phút nữa thì bắt xuống. Muốn rang nhanh thì cho thêm 1 chút muối vào.
  • Sau đó đem hạt nghiền bột rồi để lọ thủy tinh dùng dần.
  • Khi nào dùng thì lấy khoảng 20g cho vào túi lọc để hãm thành trà. Uống nhiều lần trong ngày.

Những điều cần chú ý khi sử dụng chuối hột

Nhìn vào công dụng của chuối hột có thể thấy được toàn thân cây đều có thể dùng làm thuốc. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn dùng nó thoải mái đâu nhé! Cũng cần chú ý 1 vài điều để kết quả điều trị khả quan nhất. 

Cẩn trọng khi dùng chuối hột

  • Nếu ăn chuối hột khi còn xanh có thể bị ngộ độc hoặc táo bón. Vì lúc này chuối có nhiều tannin nhất.
  • Người ta cũng có thể tận dụng cây chuối hột để làm các món ăn bồi bổ sức khỏe. Đồng thời chữa bệnh rất hay.

Có thể nói đây là loại thực phẩm cũng như vị thuốc rất thân quen đối với mọi người. Nhưng dù quen thế nào thì khi dùng bạn cũng cần cân nhắc điều chỉnh liều lượng cho thích hợp. Có như vậy mới mang lại kết quả tốt. Cũng như hạn chế được tác dụng phụ mà loại cây này mang lại.

Liều dùng chuối hột hợp lý

Người ta có thể dùng chuối hột để ngâm rượu, nấu nước uống hay đắp ngoài đều được. Tuy từng bệnh mà có cách dùng khác nhau. Vì chuối hột không có độc nên dùng nhiều cũng được.

Kết luận

Trên đây là các tác dụng của chuối hột mà bạn có thể cân nhắc áp dụng. Tùy vào tình trạng bệnh mà bạn lấy bộ phận nào của chuối hột để điều trị cho an toàn và hiệu quả.

Nhưng tốt nhất vẫn nên xin ý kiến bác sĩ để điều trị cho thành công và an toàn nhất nhé! Bởi vì có người hợp, có người không hợp do cơ địa khác nhau. Chưa kể kết quả còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh của bạn nữa.

4.4/5 - (5 votes)