Bún bò Huế có gì hấp dẫn? cách làm, thưởng thức và lưu ý

Nếu là đứa con của miền Trung thì chắc chắn bạn không còn lạ lẫm gì với món bún bò Huế nhỉ? Món bún bò Huế chính là một trong nhiều món ăn đặc trưng nhất của người dân miền Trung. Sẽ thật tuyệt vời biết bao nếu bạn có thể tự tay vào bếp chế biến những tô bún đậm đà để chiêu đãi cả nhà vào dịp cuối tuần.

Bún bò Huế có gì hấp dẫn?
Bún bò Huế có gì hấp dẫn?

Nếu như bạn chưa biết cách nấu bún bò Huế và đang kiếm tìm một công thức chuẩn để học thì đây chắc chắn là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn.

Để có được món bún bò Huế chuẩn vị thì hẳn là không thể thiếu được những nguyên liệu rất đặc trưng như mắm ruốc hay chả lá, ớt xanh…

Chi tiết các bước làm món bún bò Huế ngon chuẩn vị Huế

Nguyên liệu bao gồm

  • 2 kg Xương Ống heo 
  • 700gr Bò bắp
  • 200g Hành tím/ hành lá + ngò rí xay
  • 1 hủ nhỏ Mắm ruốc Huế ( Bà Duệ )
  • 3 kg Bún bò cọng lớn
  • 700g Bắp giò heo ( nên chọn giò trước)
  • 10 cây Sả 
  • 100gr (mỗi loại) Sả băm, tỏi, ớt xay
  • 1 trái Thơm chín (dứa)
  • 20 cái Chả lá Huế 
  • Rau muống 
  • 100g Ớt hiểm xanh
  • 200gr Hành tây
  • 100gr Gừng 
Chuẩn bị nguyên liệu thực hiện (Nguồn: higlum)
Chuẩn bị nguyên liệu thực hiện (Nguồn: higlum)

Lưu ý : cách chọn bún sạch

Với những sợi bún sạch thì sẽ hơi nát và mang màu trắng đục hay tối màu và dễ đứt gãy. Một điểm khác là khi chạm tay vào ta có cảm giác hơi dính và nhuyễn. 

Đặc biệt hơn, mùi của bún sạch có vị chua hoàn toàn tự nhiên, vị chua ấy là của gạo ngâm. Tuy nhiên chúng không quá nặng mùi cũng như khi ăn bạn sẽ thấy nồng lên hương thơm của bột gạo. Với bún sạch khi để trong khoảng thời gian dài hay qua ngày thì sẽ dễ bị gây chua và ôi thiu.

Chi tiết các bước làm bún bò Huế

Sơ chế

Xương ống heo sau khi được rửa sạch và để ráo nước bạn cho chúng vào lò nướng cùng với 2 cây sả đã được đập dập và gừng tươi dập cũng như hành tây, thơm và ớt đỏ trong khoảng 30 phút.

Xem thêm  2 cách làm bún thịt nướng ngọt vị - đơn giản cho cả nhà

Để bó chặt lại bắp bò và bắp giò heo thì bạn sử dụng chỉ hoặc lạt mỏng nhé. Bạn hãy nhớ bó thật chặt tay. Tiếp đó cho một ít sả cây và hành tây vào nồi nước đã sôi, sau đó thả bắp bò và bắp giò heo vào chần sơ qua cho tái trong nồi nước sôi. Tiếp sau đó bạn cho chúng vào âu nước đá lạnh rồi vớt ra để ráo.

Nước dùng

Với hành tây bạn sơ chế cắt nhỏ, gừng đập dập và thơm (dứa) cắt khoanh miếng vừa ăn. Cho các nguyên liệu trên cùng ớt xanh và sả cây thêm vào nồi nước. Khi nước đã sôi thì hãy cho bắp bò và bắp giò heo cùng xương ống vào đun chung.

Bắc chảo lên bếp và cho khoảng 1 thìa canh dầu ăn vào chảo nóng. Sau đó thêm hành lá, ngò rí cùng hành tím tỏi và sả xay vào chảo phi thơm. Tiếp đó bổ sung thêm ớt xay cũng như dầu đều vào trộn đều với nhau. Sau khi đảo đều cho một nữa ra chén. Còn lại một nữa bạn xào sơ với bắp bò sao cho thơm.

Hoàn thành

Với bắp chuối bạn hãy cắt sợi, còn rau muống bạn cho vào chậu chứa nước đá lạnh và có pha sẵn chanh giúp bắp chuối và rau muống không bị ngả màu đen.

Pha loãng khoảng 3 thìa mắm ruốc cùng với nước dùng và thêm vào nồi nước dùng . Nêm nếm thêm khoảng một thìa canh đường, 2 thìa canh nước mắm, 1 thìa canh muối lại sao cho vừa ăn.

Với bắp bò và bắp giò heo hãy cắt lát mỏng vừa ăn. Miếng chả lá Huế bạn có tể cắt hoặc cũng có thể để nguyên cây nếu bạn thích.

Chần sơ bún qua nước sôi cho sạch và chia lượng bún vào tô sao cho vừa đủ dùng. Tiếp đó xếp thêm bắp bò với bắp giò heo và chả lá vào tô. Bước cuối cùng là chan nước dùng vào tô và trang trí điểm thêm bắp chuối cũng như rau muống và rau thơm.

Hướng dẫn làm sa tế ăn bún Bò Huế

Để làm bát bún bò Huế têm đậm vị thì chắc chắn không thể thiếu loại sốt ăn kèm đó là sa tế ớt. Sa tế ớt là loại sốt phổ biến nhất trong các quán bún bò hay các quán phở bò, quán hủ tiếu,… Đây được coi là loại nước sốt “thần thánh” mà không thể không có trong các món ăn nước. Nó giúp làm tăng hương vị đậm đà cũng như màu sắc của món ăn.

Xem thêm  2 cách nấu bún riêu cua ngon đúng vị - chuẩn nhà hàng

Chuẩn bị

Để ăn với bún bò Huế cách làm sa tế đơn giản nhất chính là chế biến làm từ ớt tươi. Ở nhiều địa phương, để giúp sa tế lên được màu đỏ đẹp mắt người ta thường sử dụng thêm dầu điều.

Tuy nhiên, nếu lạm dụng dầu điều sẽ khiến cho hương vị của sa tế bị gắt cũng như mất hương vị đặc trưng ngon của nó. Chính vì vậy, với thành phần dầu điều, bạn chỉ nên dùng với tỉ lệ vừa phải thôi nhé.

Công thức làm sa tế đúng chuẩn
Công thức làm sa tế đúng chuẩn

Cùng chuẩn bị những nguyên liệu dưới đây để làm sa tế sao cho chuẩn ngon đúng vị Huế nhé:

  • 100 gram Ớt sừng tươi
  • 1 củ Tỏi đã bóc vỏ
  • 4 củ Hành tím bóc bỏ
  • 5 nhánh Sả tươi
  • 5 thìa canh Dầu thực vật 
  • 1 thìa cơm Dầu điều
  • Các gia vị khác: 1 muỗng cà phê muối ăn, 1 muỗng cà phê đường trắng

Các bước thực hiện

Các bước thực hiện

– Với ớt cần rửa sạch và bỏ cuống. Sả tươi bạn hãy bỏ phần già và rửa sạch. Hành tỏi cần bóc vỏ sạch và rửa sạch. Các nguyên liệu ấy đem băm nhỏ. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng máy xay để tiết kiệm hơn thời gian và đồng thời tránh trường hợp các nguyên liệu bắn vào mắt.

– Chú ý khi dùng máy xay, không nên xay nhuyễn mịn bởi khi xào thì nguyên liệu sẽ dễ bị khét. Sa tế làm ra cũng sẽ bị bột và mất vị ngon.

– Bắc chảo lên bếp và cho lửa đun nóng chảo. Tiếp đó, thêm dầu thực vật vào và tráng khắp lòng chảo sao cho đều.

– Giảm lửa nhỏ xuống, bỏ thêm các phần sả và hành tím cùng tỏi đã băm nhuyễn trước đó vào chảo và dùng đũa đảo đều. Đảo cho đều hỗn hợp ấy trong khoảng 5 phút, tiếp đó thêm các gia vị như đường, muối hay thêm gia vị khác sao cho vừa miệng. Tiếp tục thực hiện khuấy thật nhẹ tay và đều.

– Cho ớt tươi được băm nhuyễn vào trong chảo và nấu cùng các nguyên liệu khác, đảo đều các nguyên liệu trong chảo.

Xem thêm  2 cách nấu bún thang chuẩn vị Hà Thành - không thể bỏ quả

– Khi hỗn hợp sôi và bắt đầu cạn bớt dầu thì lúc này bạn hãy thêm dầu điều vào nhé, dùng thìa khuấy đều chúng.

– Tắt bếp và tiếp tục đảo đều tay cho đến khi hỗn hợp ấy sệt lại, đậm đà có vị vừa ăn. Khi dầu ăn vẫn còn nóng, sẽ giúp cho sa tế màu vàng hơn và không bị khét. Sau đó bạn để nguội hẳn, cho hỗn hợp vào hũ. Bảo quản chúng ở nơi ngăn mát tủ lạnh.

Những ai không nên ăn Bún bò Huế?

Trong cuộc sống hằng ngày thì bún rất phổ biến. Tuy nhiên, nếu bạn là người “nghiện” bún thì nên tiết chế lại niềm ham thích của mình nhé. Nếu thường xuyên ăn bún, chúng có thể âm thầm làm ảnh hưởng tới sức khỏe cơ thể của bạn bởi chất lượng bún với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm không đảm bảo.

Người bị sốt, ốm

Người đang ốm nên hạn chế ăn bún bởi lúc này cơ thể đang bị yếu, ăn bún vào khả năng bị lạnh bụng và khó tiêu cũng như đi ngoài rất dễ.

Người bị ốm, sốt yếu người nên ăn những món ăn nhẹ nhàng như các loại cháo: cháo đỗ xanh hoặc cháo thịt, hay súp để giúp giảm gánh nặng cho cơ quan đường tiêu hoá. 

Phụ nữ mới sinh

Phụ nữ sau khi sinh cũng là một trong số đối tượng thường được khuyên không nên ăn bún. Đó là bởi bún được chế biến từ gạo ngâm nở chua cùng các hóa chất khác đi kèm và được người sản xuất dùng để chế biến chúng sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của cơ thể người mẹ cũng như bé và cụ thể là hệ tiêu hoá.

Không tốt cho trẻ em

Bún là một món ăn nhanh, chúng dễ chế biến và nhất là đối với các trẻ nhỏ. Ấy vậy mà, vì chạy theo lợi nhuận, một số người sản xuất ra bún thường sử dụng hóa chất trong thời gian quá trình chế biến. (Nguồn: higlum)

Nếu các bạn nhỏ thường xuyên ăn trúng các loại bún mà không đảm bảo chất lượng ấy thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới đường tiêu hóa mà chưa hoàn thiện của trẻ. Chính vì vậy, để tốt nhất thì bạn không nên cho trẻ nhỏ ăn bún quá sớm, hay nên hạn chế món bún với trẻ nhé.

Lời kết.

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong cách chế biến món bún bò Huế – đặc sản miền Trung rồi. Hãy lăn vào bếp để chiêu đãi gia đình món ăn thơm ngon đậm vị này ngay thôi nào! Chúc các bạn thành công!

Rate this post