Lan Trầm Tím có dễ trồng? hướng dẫn chăm sóc và lưu ý

Nếu là người yêu hoa, đặc biệt say đắm với hoa lan thì bạn chắc chắn không thể bỏ qua lan trầm tím. Lan trần tím là một trong những loài lan quý và đẹp nhất, được nhiều người yêu thích. Không chỉ có màu sắc bắt mắt và hương thơm quyến rũ, lan trầm tím còn có nhiều ý nghĩa sâu nhất, nhất là về phong thủy. 

Trồng và chăm sóc lan trầm tím
Trồng và chăm sóc lan trầm tím

Hoa lan trầm tím không khó trồng nhiều nhiều người vẫn nghĩ. Chỉ cần để ý và dành thời gian khoảng 30 phút mỗi ngày để chăm sóc là bạn hoàn toàn có t sở hữu một chậu lan trầm tím đẹp mắt và khỏe mạnh rồi.

Trong bài viết hôm nay, cùng #higlum tìm hiểu về cách trồng lan trầm tím sao cho hoa phát triển tốt, nở đẹp, đúng vào dịp tết nhé!

Chuẩn bị trước khi trồng Lan Trầm Tím

Nên ghép Lan Trầm Tím vào thời điểm nào?

Công việc đầu tiên cần làm khi trồng lan trầm tím là ghép cây. Ghép cây không phải ghép vào lúc nào và như thế nào cũng được. Để cây phát triển khỏe mạnh và ra hoa đẹp công đoạn ghép cây rất quan trọng.

Bên cạnh đó đặc biệt chú ý đến thời điểm ghép cây. Bạn nên ghép cây khi cây “đang ngủ”, nghĩa là cây trụi hết lá cho đến khi mầm ở gốc chuẩn bị nảy lên. Ghép cây lúc này tỷ lệ cây sống sẽ cao và không làm tổn hại đến cây/

Khoảng thời gian từ tháng 11 âm lịch cho đến tháng 2,3 âm lịch năm sau là khoảng thời gian thích hợp nhất để ghép cây. Lưu ý là khi bộ rễ của mầm cây đang và đã ở thời kỳ hoàn thiện cây vẫn ghép được nhưng sẽ bị chột khi ghép.

Chọn giá thể trồng

Chọn giá thể trồng là bước làm tiếp theo cần thực hiện. Với lan trồng tím, bạn có thể chọn giá thể từ nhiều loại như:

– Lũa: Lũa là giá thể trồng lan trầm tím đẹp và được nhiều người yêu thích nhất. Cách trồng lan trầm tím trên lũa cây phát triển rất tốt. rễ khỏe và rậm rạp nhưng điểm hạn chế là cây chậm chạp, không béo mập và mọc dài. Tuy nhiên  nếu điều kiện môi trường, phân bón tốt thì cây sẽ phát triển nhanh như thường.

Chọn giá thể trồng lan
Chọn giá thể trồng lan

– Gỗ vú sữa, dẻ, vải, nhãn: Các loại gỗ này sự phát triển và đặc điểm sinh trưởng của cây giống như cây trồng trên lũa. 

– Chậu: Nếu chất trồng là than thì cây hoa sẽ phát triển rất khá. Tuy nhiên nếu chất trồng là vỏ thông vụn sẽ giúp cây phát triển tốt hơn hẳn so với khi trồng với lũa. Cây hoa phát triển cành lá dài, mập mạp khỏe mạnh.

Lưu ý thêm

Nếu bạn chọn trồng lan trầm tím vào chậu thì phải đặc biệt quan tâm đến khâu chọn chậu, một chiếc chậu tốt, thích hợp sẽ giúp cây phát triển khỏe mạnh và ngược lại một chậu hoa kém chất lượng, không thích hợp sẽ khiến cây kém phát triển, thậm chí là chết sớm.

Xem thêm  Có nên trồng cây sim không? cách chăm sóc và lưu ý

Bạn nên chọn những loại chậu có kích thước phù hợp với kích thước của cây. Rễ của cây lan thích được bó nên bạn không chọn những loại chậu to quá. Khi cây lớn dần lên rễ sẽ lan ra ngoài, bạn nên vắt vào trong chậu hoặc cắt tỉa bớt để tạo dáng đẹp.

Bên cạnh đó, để cây lan trầm tím phát triển khỏe mạnh chế độ nước tưới và phân bón là các yếu tố bạn cũng cần phải quan tâm. Giá cả có thể chênh nhau đến 2 lần nếu bạn không chăm sóc đồng đều.

Sau 7 tháng trồng, giả hành trên gỗ to chừng ngón áp úp, dài khoảng 40cm. Tuy nhiên các giả hành trên chậu to hơn ngón tay cái, dài đến 70cm và nặng gần 500g. Sự chênh lệch gấp gần 2 lần này có nguyên nhân chủ yếu là do chế độ nước tưới và phân bón không đầy đủ và đồng đều.

Theo những người có kinh nghiệm trồng hoa lan, bạn nên ghép cây lên khúc dớn hoặc quanh dớn sẽ giúp cây phát triển ổn định và dễ chăm sóc hơn.

Điều kiện ánh sáng và nhiệt độ

Điều kiện ánh sáng và nhiệt độ là yếu tố tiếp theo bạn cần lưu ý bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và sự phát triển của cây. Đất trồng lan bạn chọn loại đất thoáng khí và thoát nước tốt.

Cây lan trầm tím phát triển tốt ở nhiệt độ 18 – 25 độ C và độ ẩm từ 70 – 90 độ C. Đây là nhiệt độ và độ ẩm thích hợp để cây phát triển. Tuy nhiên nhiệt độ thích hợp để cây lan trầm tím ra hoa là 13 – 15 độ C và kéo dài liên tục trong vài tuần.

Xem thêm:

Kỹ thuật trồng lan trầm tím chuẩn nhà vườn

Thực hiện chia giống

Trên một giò lan có nhiều giả hành. Chính vì vậy, sẽ thật phí giống nếu để cả giò và ghép vào giá thể vì chỉ có 1 – 2 mầm mới mọc lên thôi.

Đầu tiên bạn nhẹ nhàng, cẩn thận tách riêng từng giả hành ra. Khi tách bạn chú ý quan sát, tránh cắt vào các mắt ngủ còn lại ở dưới gốc. Với những giả hành có 1 – 2 năm tuổi thì nên để chúng dính với nhau để đảm bảo có đầy đủ nguồn chất dinh dưỡng cho các giả hành con về sau. Đối với những giả hành nhiều tuổi tốt nhất bạn nên tách từng cọc một ra.

Công cụ tách cũng ảnh hưởng đến chất lượng của giống cây. Bạn dùng những chiếc dao mỏng và sắc, tách một lần chuẩn xác để không ảnh hưởng đến cây.

Sau đó bạn tiến hành tỉa bớt những rễ già. Bạn cũng nên lưu ý rằng khi thực hiện việc cắt tỉa những rễ già này thì giả hành đã được tách ra rồi và bắt buộc phải tách xong mới cắt rễ. Bạn tỉa bớt rễ để lại khoảng 2cm để bắn ghim là được, còn lại cắt cụt và bỏ hết.

Tiến hành ngâm thuốc

Việc ngâm thuốc trước khi ghép sẽ giúp các mầm non phát triển nhanh, khỏe mạnh và tránh được bệnh tật sau này.

Bạn chuẩn bị một chậu Physan nồng độ 1ml/lít đã pha loãng với nước hoặc 1 chậu Benkona nồng độ 2ml / 1 lít nước. Sau khi đã chuẩn bị được nước ngấm bạn cho tất cả chỗ lan giống vào ngấm từ 5 – 10 phút. Sau khi ngâm bạn lấy lan giống ra ngoài và để ráo trong vài giờ.

Xem thêm  Rau kinh giới có tác dụng gì? cách dùng và những lưu ý

Sau đó bạ ngâm tiếp lan giống trong dung dịch  B1+Atonik trong 30 phút. Lưu ý là tuân thủ đúng nồng độ ghi trên bao bì và không nên lạm dụng Atonik nhiều lần.

Tiến hành ghép, treo và hoàn thành 

Sau khi đã chuẩn bị giống và giá thể tốt, chúng ta có thể bắt đầu tiến hành ghép cành. Phần rễ mọc lan ra ngoài bạn phải bắn ghim hoặc găm thật gọn và chắc chắn vào bảng dớn hoặc bảng gỗ.

Bạn không  nên để chung tất cả các giả hành trong một bảng mà tách riêng giả hành tơ với giả hành già, nghĩa là mỗi loại giả hành cùng tuổi một bảng riêng. 

Bạn chú ý phải hướng mắt ngủ ra ngoài bạn hạn chế không dùng sắt thép để bảo vệ cây tốt nhất. Bên cạnh đó bạn cũng nên chọn nhưng giàu hành dài hơn ghép chung với nhau vào một giỏ và những giả hành ngắn ghép chung vào một giỏ để tạo sự đồng đều cho chậu hoa và giúp hoa khi nở được đều, đẹp.

Lưu ý

Để chậu lan trầm tím trưng bày đẹp giống như nước ngoài bạn có thể chọn cách trồng cây vào chậu với cỏ thông hoặc dớn. Cách trồng lan trầm tím vào chậu sẽ giúp cho việc chăm sóc, đặc biệt là bón phân và tưới nước dễ dàng hơn.

Khi cây phát triển cao lớn, bạn có thể dùng dây buộc mềm để đỡ nhánh lan tránh gập. Ngoài ra bạn cũng nên văn ngắn bớt một sợi mọc lại làm nghiêng cái chậu đi một chút là hoàn thành rồi.

Cách đơn giản và nhanh nhất là trồng lan thân thòng nói chung trên các trụ dớn hoặc bảng dớn. Bạn chỉ cần dùng 2 – 3 cọng dây thép dài chừng 8cm mỗi sợi và uốn thành hình chữ U rồi gắn cố định vào rễ làn, giả hành lên cục dớn là hoàn thành.

Sau khi ghép lan xong bạn nên treo lan lên giàn ngay. Bạn để cây ăn năng khoảng 60 – 70% là được. Tuy nhiên nên để lan cách xa mặt lưới.

Phương pháp chăm sóc lan trầm tím hoa nở đẹp – bền lâu

Dinh dưỡng

Cây lan trầm tím hay bất cứ loại lan nào muốn cho hoa đẹp thì đều phải cung cấp đủ dinh dưỡng cho nó. Bạn tiến hành phun 30-10-10 TE hoặc 20-20-20 TE cho lan 7 – 10 ngày một lần. 

Sau khi rễ non dài chừng 5cm, bạn gắn phân chì và phun trung lượng và vi lượng vào nửa tháng sau.

Bạn tiến hành phun 6-30-30 TE khi cây được khoảng 8 tháng tuổi. Phun từ 3 – 4 lần, tuần suất khoảng 10 ngày một lần phun.

Khi cây được 9 tháng tuổi bạn ngưng nước hoàn toàn để cây rụng hết lá. Đến tháng thứ 11 bạn bắt đầu tưới đẫm nước trở lại vào gốc cây. Mỗi ngày bạn tưới 1 – 3 lần tùy vào giá thể hoa. 

Sau khoảng 10 – 20 ngày nụ hoa sẽ bắt đầu mọc. Nếu nụ hoa nở to bạn nên giảm lượng nước tưới và để chậu hoa ở nơi râm mát. Đối với các nụ hoa nhỏ hơn bạn nên tăng nước tưới và ánh sáng.

Bạn có thể dùng các loại phân chuồng đã qua xử lý để bón cho cây. Lưu ý là phải ủ phân và bón phân đúng cách nếu không rất dễ khiến cây hoa chết. 

Phòng bệnh hại

Hoa lan trầm tím thường bị nhện đỏ, bọ trĩ, rầy, rệp gây hại. Với những loại sâu bệnh này, bạn dùng Movento và Pesieu phun 20 ngày 1 lần cho cây.

Xem thêm  Cây xoài có đặc điểm gì? cách trồng, chăm sóc và tác dụng

Để phòng bệnh nhện đỏ, rầy, rệp, bọ trĩ… thì cứ 20 ngày phun Movento và Pesieu một lần.

Bên cạnh đó, bạn pha 2 loại thuốc: thuốc trừ nấm và vi khuẩn phun cho cây, cứ 15 – 30 ngày phun 1 lần. Vào mùa mưa nên phu sát ngày hơn, khoảng 7 ngày lần: Một số loại thuốc nấm như:  RidomilGold, TopsinM, Aliette, Antracol,… Một số loại thuốc vi khuẩn thường dùng như: Starner, Kasumin, Physan, Starner, Poner,…

Phòng bệnh hại là yếu tố quan trọng trong quy trình chăm sóc lan trầm tím. Nếu để sâu bệnh gây hạn rồi mới phòng diệt thì rất nguy hiểm. Do đó bạn thường xuyên phun thuốc, chăm sóc để cây phát triển khỏe mạnh.

Xem thêm: Bí quyết trồng rau mồng tơi trong thùng xốp

Lan Trầm Tím và một số thông tin có thể bạn chưa biết

Bí quyết điều chỉnh Trầm Tím ra hoa đúng tết

Tùy vào từng điều kiện thời tiền, vùng miền mà lan trầm tím thường nở muộn tết khoảng 1 – 3 tháng. Với những địa phương có mùa đông lạnh đến đầu xuân thì phải đến giữa hoặc cuối mùa xuân hoa lan trầm tím mới nở.

Nguyên nhân dẫn đến việc độ muộn không hẳn là do  nhiệt độ thấp khiến cho kém nở mà do cây hoa được để muộn thôi. Nếu bạn muốn có hoa chơi tết thì phải chuẩn bị trước đó gần 2 năm và chăm sóc cực kỳ cẩn thận. 

Nếu thời tiết quá lạnh và khắc nghiệt khiến lan không nảy mầm được thì bạn có thể giải quyết bằng cách sưởi ấm cho cây bằng bóng đèn từ giữa tháng 11 âm lịch và tưới nước ấm cho cây. Bạn nên tưới vào lúc giữa trưa khi nhiệt độ cao nhất, nước ấm từ 25 – 28 độ là ổn. Tháng 1 mầm hoa bật dậy là sang năm bạn co thể có hoa lan đẹp chơi tết rồi.

Những lưu ý quan trọng khi trồng Lan Trầm Tím

Nhiều người dùng chậu lớn để trồng cây hoa lan. Tuy nhiên đặc điểm của lan là ưa chậu chật hẹp để rễ bó lại với nhau. Do đó nếu trồng trong chậu quá rộng sẽ khiến cho cây bị yếu ớt, kém phát triển. (Nguồn: higlum)

Tưới cây lan trầm tím bạn nên tưới thưa, nghĩa là đợi cho rễ cây khô thì mới tưới. Vào mùa hè nếu không tưới nước đầy đủ và bón phân hợp lý thì cây con sẽ không mọc mạ.

Vào thời kỳ cây ra hoa bạn không nên tưới nước nhiều vì sẽ gây thối nụ và rễ cây. 

Những cây cảnh khác thường phải  cắt bỏ những thân già cỗi nhưng với lan trầm tím thì ngược lại. Những thân cành nhăn nheo, già cỗi lại là bầu sữa nuôi những cây còn nhỏ và thậm chí nếu chăm sóc tốt nó có thể ra hoa vào mùa tới.

Thêm một nguyên nhân nữa mà bạn không nên cắt bỏ những cành già, nhăn nheo đó là lan vốn mọc tự nhiên ở ngoài thiên nhiên nên dùng chúng có cong queo, rủ xuống hay thẳng đứng thì cũng không việc gì nên bạn hay tự để nó mọc theo ý muốn. Nếu cột thẳng lên sẽ khiến cho nhựa không đến được ngọn làm cây bị ngắn lại.

Phân biệt Lan Trầm Tím rừng và hàng công nghiệp

Giống lan trầm tím rừng có giá trị và vẻ đẹp cao hơn loại lan trầm tím trồng công nghiệp. Do đó bạn nên phân biệt kỹ 2 loại lan này để tránh nhầm lẫn:

Lan trầm rừng có màu sắc khá đơn điệu như tươi sáng, rất hiếm khi bắt gặp hoa có màu đậm. Giống lan trầm rừng rất dễ ra hoa, hương thơm nống nàn, quyến rũ.

Giống lan trầm công nghiệp được lai tạo từ cây lan thuần chủng với các loại lan khác, nhập khẩu từ Thái Lan và Đài Loan. Loại lan trầm này có hoa to, màu sắc đa dạng hơn nhưng hương không bằng được lan rừng tự nhiên.

Lời kết

Lan trầm tím là một loài hoa đẹp, thích hợp để trang trí trong nhà hoặc làm quà biếu tặng trong những dịp trang trọng. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn chăm sóc lan trầm tím tốt nhất nhé!

5/5 - (1 vote)