Cách trồng cây sả tại nhà siêu đơn giản – tác dụng thần kỳ

Sả là loại gia vị được sử dụng phổ biến trong mâm cơm của gia đình người Việt. Bên cạnh tác dụng tăng hương vị cho món ăn, sả còn là loại thảo dược có tác dụng phòng ngừa và chữa nhiều căn bệnh. Tinh dầu sả còn có tác dụng làm sạch không khí và thư giãn tinh thần sau những giờ làm việc căng thẳng.

Trồng một bụi sả trong nhà có nhiều tác dụng. Trong bài viết hôm nay,  cùng #higlum tìm hiểu về đặc điểm và công dụng của cây sả nhé! 

Có nên trồng sả hay không? Lợi ích việc trồng sả

Đặc tính cây sả

Sả thuộc họ cây thân thảo, mọc thành bụi lớn, sống lâu năm và phân nhiều nhánh. Chiều cao của mỗi bụi sả lên đến 1 – 1,5m. Các bẹ cây mọc sát và dính vào nhau, lá dài hơi giống lá lúa, trên thân có lớp lông và mép lá có răng cửa. Rễ cây rất phát triển, mọc thành từng chùm bám chặt vào đất nên khi nhổ cần dùng nhiều sức mới khiến chúng bật được rễ.

Trồng và chăm sóc cây sả (Nguồn: higlum)
Trồng và chăm sóc cây sả (Nguồn: higlum)

Cây sả mọc lan rất nhanh, phát triển đặc biệt tốt vào những ngày mưa. Từ một cây non cắm xuống, chỉ thời gian ngắn sau đã sinh ra nhiều cây vệ tinh khác. Sả không mọc đơn lẻ mà mọc thành các bụi. Ở giữa là cây giàu còn xung quanh là những cây non. 

Thân và rễ

Rễ và thân sả rất phát triển. Do đó loài cây này có khả năng chịu hạn tốt, phát triển tốt ở những nơi có điều kiện khắc nghiệt. Mùa khô kéo dài 4 – 5 tháng dù bạn có không tưới nước thì bụi sả vẫn phát triển tốt. Chính vì vậy khi trồng loại cây này bạn không cần mất nhiều thời gian chăm sóc.

Xem thêm  Bí quyết trồng Địa Lan ra hoa đúng dịp - nở đều hoa

Cây sả có thể dùng ngay khi còn tươi để chế biến món ăn hay xông tinh dầu. Phần thân và rễ sả phơi khô có nhiều tác dụng. Sả thường được chiết xuất thành tinh dầu.

Tinh dầu xả có nhiều công dụng, thường được dùng làm hương liệu trong sản xuất mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm và đồ dùng chăm sóc nhà cửa khác. Do đó nghề trồng sả để xuất bán cho các cơ sở sản xuất tinh dầu và thị trường mua bán rất phổ biến ở nhiều địa phương trên nước ta.

Một số đặc điểm để nhận biết cây sả như: Là cây thân thảo, mọc thành bụi và sống lâu năm. Một bụi sả khi trưởng thành đặt chiều cao đến 1m. Thân sả có màu trắng hoặc hơi tím.

Đặc điểm hỉnh thái

Thân có nhiều đốt là phủ lớp lông mỏng. Các bẹ lá mọc dày và ôm sát lấy nhau. Lá sả thuôn dài như lưỡi kiếm, mép lá hơi nhám, đầu là thường ngả xuống.

Trồng sả tại nhà
Trồng sả tại nhà

Rễ cây rả mọc rất khỏe, ăn sâu vào lòng đất từ 20 – 25cm. Do đó khi nhổ sả phải nhổ mạnh và dùng nhiều sức. Chồi non mọc ra từ nách lá, dân gian vẫn hay gọi là dảnh sả.

Người xưa nói rằng rắn rết rất sợ mùi của sả nên bà con thường trồng lấy vài bụi sả quanh nhà để ngăn không cho rắn rết bò vào nhà. Ngày nay không chỉ vùng nông thôn mà ở các thành phố người dân cũng trồng sả để xua đuổi muỗi và làm sạch không khí trong nhà.

Tác dụng của cây sả là gì?

Nếu bạn nấu ăn thì chắc chắn không thể thiếu được sả. Sả có tính ấm, hương vị thơm nồng, hơi the cay giúp cân bằng hương vị món ăn và làm dậy mùi thức ăn. Một số món ngon với sả có thể kể đến như gà xào sả ớt, thịt bê xào sả, thịt bò nướng sả. Bên cảnh đó sả còn làm gia vị ướp thịt, luộc ốc hay chế biến hải sản, làm nước giải khát đều ngon tuyệt.

Mùi hương của sả lành tính và tốt cho sức khỏe con người nhưng lại là khắc tinh với các loài côn trùng. Chính vì vậy nhiều gia đình trồng sả trong nhà hoặc xông tinh dầu sả để xua đuổi ruồi muỗi và các loại côn trùng gây hại khác.

Xem thêm  Các phương pháp Chiết cành đơn giản - thành công 100%

Sả còn đóng vai trò như vị thuốc dân gian

Theo nghiên cứu, sả có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào, bên cạnh đó có chứa hợp chất citral, một loại chất có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư. Bên cạnh đó, sả còn có tác dụng giải độc gan thận, thông tiểu. Bổ sung sả trong chế độ ăn thường ngày giúp cải thiện hệ thống tiêu hóa, hạn chế những cơn đau dạ dày, chữa chứng đầy bụng, ợ chua và tiêu chảy hiệu quả.

Đối với da, sả giúp tăng cường hoạt động da, ngoài ra còn có tác dụng tiêu diệt các loại nấm gây bệnh. Dùng tinh dầu sả xoa bóp có tác dụng làm sạch lỗ chân lông, cải thiện màu sắc và độ đàn hồi của da mặt.

Để chữa chứng cảm lạnh hoặc cảm cúm, dân gian thường dùng sả giã nát nấu nước uống hay ăn sống. Bên cạnh đó, kết hợp sả với các loại thảo dược khác xông hơi có tác dụng giải cảm hiệu quả mà không cần uống thuốc tây.

Sả là loại dược liệu được sử dụng từ rất lâu đời. Chúng rẻ tiền, dễ kiếm lại có nhiều công dụng nên được người dân rất mực tin tưởng sử dụng.

Xem thêm:

Hướng dẫn trồng sả đúng kỹ thuật – phát triển xanh tốt

Cách trồng sả rất dễ. Nhiều nơi đất lành bạn chỉ cần cắm vào gốc sả xuống đất là tự nó có thể sinh sôi phát triển. Nếu ở thành phố điều kiện trồng hạn chế hơn thì có 3 cách dưới đây bạn có thể áp dụng:

Kỹ thuật trồng sả tại đất vườn

Cách nhân giống sả rất đơn giản. Một bụi sả theo thời gian sẽ mọc nhánh rất nhiều rồi dần phát triển thành cây trưởng thành khỏe mạnh. Nếu bụi sả mọc lớn quá sẽ khiến cho các cây non bên trong không gian sinh trưởng, củ còi cọc, lượng tinh dầu cũng giảm.

Xem thêm  Lan hoàng dương có đặc điểm gì? cách trồng và chăm sóc

Do đó để hạn chế bụi sả mọc quá lớn bà con thường tác bụi ra giâm trồng ở chỗ đất khác. Một bụi sả lớn có thể tách ra thành 5 – 6 bụi cây nhỏ tùy theo kích thước của  từng bụi. Bạn trồng sả ở những vị trí đất cao, khô ráo, không bị úng nước. Để sả nhanh phát triển, trước khi trồng bạn có thể bón lót chút phân hữu ơ hoặc phân chuồng hoai mục trước đó vài ngày.

Kỹ thuật trồng sả trong thùng xốp

Cách trồng sả trong thùng xốp vê cơ bản không khác cách trồng trên đất. Tuy nhiên khi không có đất vườn rộng rã hoặc để giữ sạch sẽ thì cách trồng trong thùng xốp là lựa chọn thích hợp. Với cách trồng  này bạn xử lý cây giống tương tự như trên tuy nhiên bước làm đất cẩn thận một chút. Đặc biệt là thùng xốp trồng phải có vài lỗ thoát nước ở bên dưới để tránh cây bị ngập úng.

Cách trồng sả trong nước ( thủy canh)

Cách trồng sả trong nước hay còn gọi là trồng sả thủy canh rất dễ thực hiện. Chi tiết các bước làm như sau:

Chi tiết các bước tiến hành

  • Bạn cắt bỏ phần ngon của nhánh sả, để lại chiều dài nhánh sả chỉ khoảng 15cm. Sau đó bạn ngâm sả vào nước sạch rồi để nơi thoáng mát, nhiều ánh nắng mặt trời. 
  • Sau 2 ngày ngâm bạn sẽ thấy nhánh sả bắt đầu mọc rễ mới. Và 1 tuần sau khi ngâm lá non sẽ bắt đầu mọc ra.
  • Khi trồng sả trong nước cách vài ngày bạn phải thay nước sạch một lần. Sau khoảng 2 tuần khi sả đã co đủ lá và rễ khỏe mạnh có thể trồng thành cây.
  • Sau đó bạn trồng cây vào đất như bình thường. Khoảng 2 – 3 ngày đầu bạn nên tưới nước đều đặn để cây nhanh hổi phục. Sang đến tuần thứ 3 là cây có thể phát triển khỏe mạnh như thường.

Phương pháp chăm sóc và thu hoạch sả

Hướng dẫn chăm sóc

Chăm sóc cây sả không mất nhiều công. Bạn chỉ cấp đủ ấm để đất không quá khô hay quá ướt là được. Bên cạnh đó cần thường xuyên làm cỏ và tỉa nhánh để cây có môi trường lý tưởng phát triển.

Biện pháp thu hoạch

Khi thu hoạch bạn nên hái những nhánh non to ở giữa bụi sẽ thơm hơn nhưng nhánh già. Khi nhổ bạn cầm sát gốc, xoay tròn vài vòng là nhánh sả sẽ rất nhanh tách ra. (Nguồn: higlum)

Lời kết

Sả là loại thảo dược mà gia đình nào cũng nên có trong căn bếp. Bạn nên tự trồng lấy vài bụi sả trong nhà sẽ có nhiều ích lợi lắm đó! 

Xem thêm : Cách trồng nấm rơm tại nhà

5/5 - (1 vote)