Cây ngô đồng có tác dụng gì? cách dùng trị bệnh và lưu ý

Theo các chuyên gia phong thủy thì cây ngô đồng đại diện cho sự may mắn. Bởi vì nó tượng trưng cho chim phương hoàng – 1 trong tứ linh trong truyền thuyết.

Ngày nay cây ngô đồng với kích thước nhỏ được tạo dáng để trưng bày trong phòng khách, phòng làm việc rất đẹp mắt. 

Tác dụng của cây ngô đồng
Tác dụng của cây ngô đồng

Chưa hết đây cũng là 1 vị thuốc được dùng khá nhiều trong y học cổ truyền. Hãy cùng #higlumcom khám phá công dụng cũng như nhiều điều thú vị về loại cây này.

Cây ngô đồng là gì? Phân loại cây ngô đồng

Ngoài cái tên ngô đồng thì nó còn có tên khác là sen đá, lục bình sen,… Nhưng dù là tên nào thì nó cũng là thực vật nằm trong họ cẩm quỳ. Hiện nay có 2 loại ngô đồng chính là ngô đồng cảnh và ngô đồng thân gỗ. Mỗi loại lại có những đặc điểm riêng biệt. 

Cây ngô đồng cảnh

Ngô đồng cảnh thì có phần thân gần gốc phìu ra rất tỏ. Thân cây cũng không hề nhắn mịn và phân nhánh như các cây khác. Chiều cao của nó thường không quá 1m. Thân cây màu xám xanh với ít sẹo. Lá nhẵn và gần như mọc ở sát gốc. Lá cây cũng chia thành thùy như chân vịt. Phiến lá nhỏ. Lá càng già màu càng đậm. 

Cụm hoa gồm nhiều bông hoa nhỏ gộp lại có màu hồng đỏ. Chúng sẽ có 1 uống chung màu xanh đậm và ngắn. CỤm hoa này có cả hoa đực và hoa cái. Mỗi bông hoa nhỏ thì kích thước thì cần đầu đũa thôi với 5 cánh mỏng.

Chúng được bao bọc bởi 1 bầu màu xanh nhạt hình trái xoan và những mịn. Khi hoa tàn thì lộ ra quả non màu xanh. Quả chín thì có màu vàng và nổ đi khắp nơi. 

Xem thêm  Kỹ thuật trồng cây bơ cho năng suất cao - chăm sóc đơn giản
Cây ngô đồng có nên dùng không?
Cây ngô đồng có nên dùng không?

Cây ngô đồng thân gỗ

Cây ngô đồng là một trong những thực vật thân gỗ có chiều cao trung bình. Thường là từ 7 đến 15m. Lá của cây to chia thành nhiều thùy khá giống chân vịt. lá cây nhẵn mịn và không có lông. Cuống lá dài tầm 30cm. Lá cây có khoảng 7 rãnh chính và nhiều rãnh nhỏ. Các lá có thùy hình tam giác và cách nhau bằng các gân.

Hoa của cây sẽ mọc thành từng chùm gồm nhiều hoa nhỏ. Ho có màu đỏ hoặc vàng với đài hoa tầm 1cm. Hoa tàn sẽ lộ ra quả nang với lớp vỏ mỏng. Mỗi quả có từ 2 đến 4 hạt như hạt mè và có nội nhũ.

Tham khảo thêm:

Sự thật về độc tố trong cây ngô đồng

Vấn đề này cần được lưu tâm đối với những ai đang và đã trồng cây ngô đồng. Nhất là gia đình có trẻ nhỏ. Thực tế ghi nhận đã có trẻ ăn hạt ngô đồng và bị ngộ độc rồi. 

Đúng là cây ngô đồng chữa bệnh được. Nhưng chỉ là thân và lá thôi. Còn hạt và quả của cây lại rất độc vì nó có chứa curin. Đây là 1 chất kịch độc. 

Nó không chỉ gây nôn mửa mà còn ảnh hưởng đến cả hệ tiêu hóa. Trẻ nhỏ ăn phải nhẹ thì nôn mửa, đau bụng, đau họng. Nặng hơn thì tê liệt thần kinh, tiêu hóa rối loạn, tim mạch hỗn loạn.

Nếu có người bị trúng độc do ăn phải hạt hay quả ngô đồng thì cần để bệnh nhân nôn ra càng nhiều càng tốt. Sau đó nhanh chóng đưa đến cơ sở ý tế để cứu chữa kịp thời.

Khu vực phân bổ và cách thu hái 

Theo tìm hiểu thì nguồn gốc của cây ngô đồng cảnh là ở vùng Trung và Nam Mỹ. Nó du nhập vào nước ta cũng khá lâu rồi. Hiện tại có thể dễ dàng bắt gặp cây này ở bất cứ đâu trên đất nước ta. 

Một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản hay Campuchia cây ngô đồng rất nhiều. Còn ở nước ta người ta có thể trồng cũng có thể để cây mọc hoang trong rừng.

Hay trên các núi đá vôi. Thậm chí đất chua cũng mọc được (không hề kén giá thể như hoàng thảo kèn). Người ta thường dùng lá, thân và vỏ cây làm dược liệu. Các bộ phận này thu hái quanh năm đều được.

Xem thêm  Hoa loa kèn có đặc điểm gì? cách chăm sóc và ý nghĩa

Ý nghĩa phong thủy của cây ngô đồng là gì?

Cây ngô đồng là đại diện cho phượng hoàng, loài chim được mọi người tôn kính. Chính vì thế mà việc sở hữu 1 cây ngô đồng theo người xưa là mang đến may mắn, tài lộc cho người sở hữu.

Không những thế loại cây này còn sống dai với tuổi thọ dài. Điều này tượng trưng cho sự trường thọ, an lành. Ý nghĩa của nó là mang đến sức khỏe dồi dào, bình an cho gia chủ. 

Từ 2 lý do trên mà nhiều người ngày càng yêu thích cây ngô đồng và coi nó là vật phẩm quý giá. Dù đem tặng hay làm cảnh cũng đều tuyệt vời cả. Nếu đem tặng cho người thân, bạn bè thì không còn gì tuyệt vời hơn cả. 

Ngô đồng dùng để làm gì? Tác dụng trị bệnh của cây ngô đồng

1. Giúp trị nhiễm trùng (do vết thương hở)

Đối với các vết thương hở có tình trạng nhẹ thì lấy nhựa ngô đồng bôi vào. Vừa giúp vết thương không bị nhiễm trùng lại vừa giúp nó mau lành. 

2. Giúp trị mụn nhọt

Lấy nhựa ở lá cây hay thân cây đều được. Rồi bôi vào vùng da quanh chỗ bị mụn. Cứ nhựa khô thì bôi tiếp. Ngày làm nhiều lần. Đây là cách ngăn mụn sưng viêm và nhanh xẹp. 

3. Có thể trị được nhọt có mủ

Tùy tình trjang mụn nhọt thì lấy lá ngô đồng vừa đủ giã nát cùng muối hát rồi đắp vào chỗ bị mụn và cố định lại. Sau vài ba tiếng thì gỡ ra. Ngày chỉ cần làm 1 lần là sau khoảng 5 ngày là mủ sẽ được hút ra hết. 

4. Cây ngô đồng tốt cho nam giới

Thái mỏng thân cây rồi đem phơi khô. Sau đó sao vàng lên để bảo quản được lâu. Lấy số thân cây đó ngâm với lượng rượu vừa đủ trong 3 tháng. Khi nào dùng thì lấy 1 chén nhỏ uống là được.

5. Giúp trị bệnh ghẻ

Người bỉ ghẻ thì lấy vài lá ngô đồng rửa sạch rồi chà vào chỗ bị ghẻ là được. Làm nhiều lần trong ngày. Sau gần 1 tuần là các nốt ghẻ biến mất. 

Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây ngô đồng cảnh

Cây ngô đồng rất thích hợp với điều kiện khí hậu ở nước ta. Nên nhìn chung cách chăm sóc nó không hề khó. 

Miễn sao cung cấp đủ nước, nhiệt độ thích hợp cũng như dinh dưỡng cho cây là được. 

Phương pháp trồng

Bạn có thể chọn 1 trong 2 cách dưới đây để trồng cây ngô đồng. 

Xem thêm  Cây xoài có đặc điểm gì? cách trồng, chăm sóc và tác dụng

Trồng ngô đồng từ hạt

Hạt giống cho cây cần là hạt giống tốt đem ngâm vào nước. Nước có thể để nguội tự nhiên hoặc pha 3 phần nước sôi 2 phần nước lạnh là được. Ngâm nửa tiếng thì lấy khăn ủ hạt lại và để trong 1 ngày. Khi hạt nứt thì đem gieo vào đất.

Gieo hạt xong thì lấy 1 lớp đất mịn phủ lên trên. Không nên phủ dày quá. Sau đó dùng bình phun sương tưới 1 lớp nước nhẹ là được. 

Trồng ngô đồng từ cành

Cách này thì chỉ cần chọn cây ngô đồng khỏe mạnh, không sâu bệnh rồi chọn lấy cành to khỏe nhất và cắt ra. Sau đó thì giâm vào đất. Cách này sẽ mau cho ra cây ngô đồng mới khỏe mạnh. 

Phương pháp chăm sóc ngô đồng

Những kỹ thuật cơ bản dưới đây sẽ giúp bạn có được cây ngô đồng khỏe mạnh.

Chuẩn bị đất

Đất mà có cát lại nhiều mùn cũng như độ dinh dưỡng là loại đất mà cây thích nhất. Cũng cần đảm bảo đất có độ thoát nước tốt để cây không bị chết vì úng. 

Cách tạo đất cho cây thì chỉ cần đất vườn thêm cát, tro tấu, xơ dừa và chút xỉ là được rồi. Với đất như này cây sẽ phát triển tối đa và cho hoa to thắm. 

Điều kiện nhiệt độ

Nên duy trì nhiệt độ bình thường cho cây là được. Không cần nắng quá cũng không cần mát quá là được. Nếu không chú ý nhiệt độ thì cây có thể không nở hoa hoặc không phát triển.

Nước tưới

Mỗi ngày bạn dùng nước sạch tưới 1 lượng vừa đủ cho cây. Nhưng chỉ cần tưới vừa đủ là được, tưới nhiều quá thì cây dễ chết. Vì đây là giống cây chịu hạn tốt. Khi tưới bạn dựa vào độ khô của đất để điều chỉnh lượng đất cho thích hợp. 

Chỉ cần lượng nước vừa đủ là cây đã ra đủ rễ và bám sâu vào đất rồi. Lá và hoa cũng sẽ phát triển hơn rồi. 

Dinh dưỡng (phân bón)

Theo kinh nghiệm của nhiều người từng trồng cây ngô đồng thì mỗi tháng nên tưới phân cho cây 1 lần. Thực ra chỉ cần pha loãng phân NPK ra rồi tưới xa gốc ra 1 chút là được.

Khi tưới không tưới trực tiếp lên cây cũng không tưới vào lúc trời nắng, cây sẽ dễ cháy. Khi tưới phân cần kết hợp với dọn cỏ để cây phát triển tốt nhất. 

Khi trồng thì cần chú ý rễ và lá cây là những chỗ hay bị bệnh nhất. Nên nếu thấy lá úa vàng và có đốm trắng hay hoa không còn thắm nữa thì cần bỏ ngay tức khắc. Sau đó dùng thuốc bảo vệ thực vật để điều trị cho cây. 

Lời kết

#higlumcom hi vọng với những thông tin trên đây bạn đã biết thêm nhiều công dụng của loại cây này. Hơn nữa cũng biết được ý nghĩa phong thủy tuyệt vời mà nó mang lại. Còn chần chừ gì nữa mà không chuẩn bị ngay 1 em cho gia đình mình nhỉ?

Ngoài ra các bạn có thể tham khảo bí quyết trồng và chăm sóc lan sơn thủy tiên trong bài viết này nhé.

Tham khảo:

5/5 - (1 vote)