Cây nắp ấm – cách trồng, chăm sóc và tác dụng

Cây nắp ấm hay còn được gọi là chi nắp ấm, cây ăn thịt,.. có mặt rộng rãi trên thế giới,số lượng loài đa dạng với hình dáng lạ mắt , độc đáo, màu sắc đẹp vì vậy chúng thường được chọn làm cây cảnh trồng trang trí trong vườn nhà, quán cà phê hay văn phòng. Đi cùng với sự hoang dại vốn có của cây kết hợp chiếc bình treo lơ lửng tạo nên sự hoang dã tự nhiên.

Cây nắp ấm (Nguồn: higlum)
Cây nắp ấm (Nguồn: higlum)

Không chỉ vậy loài cây này còn là một vị thuốc quý được dùng để chữa bệnh trong đông y. Chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn về những công dụng của loài cây này đem lại qua bài viết dưới đây.

Cây nắp ấm là cây gì? Thông tin cơ bản cây nắp ấm

Đặc điểm hình thái

Loài cây này là một vị thuốc quý, với phương thức mọc ở dạng leo,cây có thể cao từ 1-2m và thân cây rất dai. Lá có hình bầu dục, cuống lá dài hình dây, chiều dài của lá khoảng 15cm và uốn cong cong. Ở đầu cuống biến thành cái bình giống như hoa tuy nhiên đó không phải là hoa mà có tên là bình nước.

Sự độc đáo lạ lùng ở đây là cây nắp ấm có khả năng bắt côn trùng. Chúng có bộ phận bắt mồi riêng phần hình trụ đó là phần bình bắt mồi của cây, có nắp nhìn tựa như cái ấm. Trên bề mặt của nắp trơn còn bên mặt dưới  thì có nhiều phiến gân phối đều. Ở phía trong bình tiết ra dịch nhầy  đây là dung dịch có mùi đặc trưng thu hút con mồi nhỏ bé như ruồi , muỗi, sâu bọ,… 

Khi con mồi bị mùi hương quái đản thu hút sẽ bay vào trong chiếc bình phễu chứa đầy dịch nhầy. Lúc này nắp bình sẽ tự động đóng lại do cơ chế cụp lại tự động như cây hoa Trinh Nữ. Do đó con mồi bị nhốt chặt trong chiếc bình và phân hủy góp phần làm chất dinh dưỡng cho cây, khả năng tiêu diệt sâu bọ, côn trùng nhỏ được phát huy triệt để.

Cây nắp ấm có hoa mọc ở dạng cụm, các cụm hoa là một chùm, không di dít mà thưa nhau đó là hoa cái hoặc hoa đực. Lá đài của cây có hình bầu dục, mặt bên trong của lá có nhiều phiến nhỏ và cột nhị có chiều dài tương tự lá đài. Ở hoa bao phấn cong được xếp thành 2 dãy , bầu hoa dạng hình quả trứng phủ bên ngoài lớp lông màu trắng, có vòi ngắn và đầu nhị có 4 thùy. Cây ra rất nhiều quả, hạt mảnh và dài

Xem thêm  Mít thái siêu sớm có dễ trồng không? cách chăm sóc và lưu ý

Khu vực phân bố 

Thuộc loài cây mọc dạng leo chúng được phân bố ở các khu vực từ miền nam Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Philippines; kéo dài về phía tây tới Madagascar và Seychelles, Ấn Độ và Sri Lanka ; về phía nam tới Australia và New Caledonia. Riêng VIệt Nam, thường gặp giống cây này ở các tỉnh như Khánh Hòa, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Kiên Giang, Bình Thuận, LÂm Đồng,.. Phía Bắc nước mới thấy ở Vĩnh Linh.

Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây nắp ấm
Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây nắp ấm

Vào tháng giêng là mùa hoa của  cây. Cây cây thu hái được quanh năm, chúng ta đem đi rửa sạch rồi chặt thành nhiều khúc tầm 2-3cm, chế biến bằng cách phơi hoặc sấy khô đồng thời các bạn bảo quản cẩn thận để dùng dần. 

Có nên trồng cây nắp ấm không? Tác dụng cây nắp ấm

Không chỉ có ý nghĩa về mặt y học và trang trí mà cây nắp ấm còn có ý nghĩa về mặt phong thủy. Theo phong thủy cây nắp ấm giúp gia chủ thúc đẩy hòa khí, biểu tượng cho sự hạnh phúc lâu bền, tình yêu đôi lứa. Để phát huy hiệu quả nhất cây nắp ấm nên được trưng bày ở hướng Đông Bắc, Đông Nam, hoặc phí Đông của ngôi nhà.

Nhờ hình dáng đáng yêu, ngộ nghĩnh, lạ mắt đem lại sự mới mẻ cho người ngắm nên rất hay được mọi người ưa chuộng trong  việc trang trí nhà cửa. Do có những chiếc bình treo lơ lửng nên  khi trồng chúng được kết hợp chậu treo trưng bày ở cửa sổ, ban công, hiên nhà, sân vườn, lối đi, sân thượng, quán cà phê, nhà hàng,… mang đến vẻ đẹp vẻ đẹp hoang dã tự nhiên nhất có thể.

Cây nắp ấm cũng có thể được coi là thiên địch vì trồng trong vườn chúng phát huy khả năng bắt sâu bọ, kiến, côn trùng, ruồi, muỗi góp phần giảm bớt sâu bệnh  hại cho cây .

Ngoài ra cây nắp ấm còn có tác dụng làm cây thuốc chữa đa bệnh một cách bệnh hiệu quả.

Xem thêm:

Một số bài thuốc sử dụng cây nắp ấm trị bệnh hiệu quả

Chữa sỏi đường tiết niệu

Cây nắp ấm có tác dụng chữa rất nhiều các loại bệnh khác nhau. Tuy nhiên cần kể đến đầu tiên đó chính là nó có thể chữa bệnh sỏi đường tiết niệu. 

Chúng ta dùng 30g cây nắp ấm cộng với 20g bòng bong thêm 12g thương nhĩ kết hợp với 12g bạch tật lê thêm 6g mộc hương và 6g trần bì. Sau khi đong xong đem đi đun sôi với 5 lít nước, đun cho đến khi còn 600ml mới thôi, rót vào bình rồi chia ra uống nhiều lần trong ngày. Mỗi ngày uống 1 thang và kiên trì uống liên tục trong 1 tháng.

Xem thêm  Trồng nấm linh chi như thế nào - hướng dẫn chăm sóc đúng cách

Trị gan nhiễm mỡ

Một trong những loại bệnh khác mà cây nắp ấm có tác dụng chữa trị đó là trị bệnh gan nhiễm mỡ. Với bệnh này ta chỉ cần lấy 30-50g cây nắp ấm đun rồi với 3 lít nước. Cũng đem  chia ra uống nhiều lần trong ngày, uống liên tục từ 1-3 tháng.

Cho người huyết áp cao

Với những người bị huyết áp cao thì cũng nên đừng bỏ qua cây nắp ấm nhé, nó sẽ có tác dụng chữa trị bệnh huyết áp cao. Ta lấy từ 30-50g cây nắp ấm độc vị đun sôi, rồi trùm chăn để xông. Hay chúng ta  có thể kết hợp với 15 Hy thiêm và 9g Câu đằng đun nước để xông.

Trồng cây nắp ấm
Trồng cây nắp ấm

Bệnh nhân tiểu đường

Nếu bạn đã quá mệt mỏi với căn bệnh tiểu đường mãi không hề thuyên giảm thì hãy thử sử dụng cây nắp ấm để chữa trị nhé. Loại cây này cũng có tác dụng rất tốt trong việc trị bệnh tiểu đường nha. 

Kết hợp 30g cây nắp ấm cộng với 25g thiên môn đông và 25g giảo cổ lam. Tiếp theo sắc với 3 lít nước trong 15 phút, rồi chia ra uống 3-4 lần trong ngày. Dùng liên tục trong 1-3 tháng để đạt hiệu quả.

Lưu ý khi sử dụng cây nắp ấm trị bệnh

– Các bài thuốc có cây nắp ấm không áp dụng cho phụ nữ đang mang thai.

– Những người có thói quen đi tiểu đêm dùng nước sắc từ cây nắp ấm nên uống vào buổi sáng, buổi trưa không nên uống vào buổi chiều tối.

– Khi dùng nước sắc từ cây nắp ấm lúc bạn đi tiểu nước tiểu ngả màu đỏ thẫm, các bạn cứ yên tâm vì đây là hiện tượng tự nhiên không có gì lo ngại.

Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây nắp ấm đẹp – ấm to

Cây nắp ấm thích trồng ở chậu to, thoáng đãng,để cây có không gian sinh trưởng, độ ẩm lý tưởng là 70% giúp có lá mượt, bình to đẹp. Để hạn chế việc chậu cây bị  thoát nước nhanh chúng ta nên chọn  chậu sứ hoặc nhựa để trồng, tránh sử dụng chậu đất nung.

Nhiệt độ và ánh sáng

Cây này là loại cây ưa mát, mức độ chịu nắng nóng kém, nhiệt độ ưa thích là từ 18-30 độ C.

Phần nắp ấm khá ưa bóng, để chịu được ánh sáng hoàn toàn thì cây phải tập làm quen với ánh sáng dần dần. Màu sắc tỉ lệ thuận với ánh sáng, càng nhiều sáng màu sắc của cây càng đẹp, việc tập tích nghi với ánh sáng giúp cho nắp ấm chịu được khi mang ra phơi ngoài nắng gắt.

Việc đón nhận ánh sáng rất quan trọng tuy nhiên nó cũng có mức độ của nó, cây chỉ nhận nắng tối thiểu 2h/ngày thì ấm ửng đỏ lên rất đẹp. Nhưng mà nếu không có nắng thì cây không ra bình.

Xem thêm  Trồng cà chua đen trong thùng xốp - đơn giản, quả căng mọng

Vì nắp ấm chỉ sống được ở độ ẩm thấp, tuy nhiên nếu các bạn muốn có lá mượt, bình to đẹp thì nên tạo độ ẩm cao cho cây. Để làm được điều đó độ ẩm 70% là mức độ lý tưởng cho cây.

Đất trồng

Một trong những yếu tố quan trọng để cây có thể phát triển tốt đó là yếu tố đất trồng. Do nắp ấm thuộc loại cây sống ở môi trường ít chất dinh dưỡng nên vai trò của việc mồi là để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Vì thế ta không thể chọn đất giàu chất dinh dưỡng làm, nhiều mùn để thúc đẩy sự phát triển của nắp ấm được.

Mà đất trồng cho nắp ấm rất chi là đơn giản ta chỉ cần trộn 1 cát + 2 xơ dừa, luôn phải đảm bảo sự thông thoáng của đất bằng cách chịu khó chú ý thay chất trồng hàng năm do xơ dừa dễ bị hoai mục. Nếu cây của bạn không ra ấm là đất trồng của bạn giàu chất dinh dưỡng.

Chế độ nước tưới

Lượng nước cần tưới chỉ ở mức trung bình. Nước tươi không được có phù sa, phèn, tạp chất, cho nên bạn phải tưới bằng nước mưa, nước máy để tầm 2-3 ngày bạn sẽ thấy nó lắng trên bề mặt chậu se khô lại.

Khi không thấy cây ra thêm bình hay bình cũng héo từ miệng là lúc đó cây bị thiếu nước bạn cần bổ sung nước cho cây. Lưu ý tưới nhiều nước quá cũng không được vì bạn tưới nhiều nước câu của bạn sẽ bị úng chết. Mặc dù như vậy nhưng nắp ấm cũng có thể trồng được trong bình thủy sinh.

Dinh dưỡng

Vì bản thân cây nắp ấm sống trong môi trường nghèo chất dinh dưỡng nên bạn không cần phải bón phân cho nắp ấm. Khả năng bắt mồi chính là nguồn chất dinh dưỡng cơ bản của cây nên bạn không phải bận dộn , lo lắng khi trồng loài cây độc lạ này.

Việc chăm sóc rất nhàn người chồng chỉ cần thu hút thêm côn trùng cho cây cho cây tự bắt không phải mớm mồi bộc lộ ưu điểm mà không một loài cây nào có. (Nguồn: higlum)

Lưu ý khi trồng nắp ấm

Bản năng của cây nắp ấm là sống tự lập vì vậy tưới nước là công việc chủ yếu khi chăm sóc cây . Đặc biệt chú ý là khi chọn giống bạn nên tránh chọn cây của Trung Quốc mặc dù chúng có bình dày, to cứng cáp , đẹp nhưng khi qua đợt bình đó thì ấm không ra nữa.

Lời kết

Qua những chia sẻ ở bên trên có thể thấy rằng cây nắp ấm đem lại rất nhiều lợi ích như làm vị thuốc chữa đa bệnh. Đây là một trong những loài cây được ưa chuộng chọn làm cây để trang trí, kẻ của thù sâu bọ giúp tiêu diệt sâu bệnh hại cho cây trồng và giảm côn trùng không tốt xung quanh cuộc sống của chúng ta.

Với cách trồng và cách chăm sóc hết sức hiệu quả bạn nên thử trồng cho riêng mình, cho gia đình để tăng cường hạnh phúc, hòa thuận theo phong thủy. Đây cũng thích hợp làm quà tặng đầy ý nghĩa cho bạn bè, những người yêu quý của bạn.

Xem thêm:

4.7/5 - (3 votes)