Trồng cây đu đủ có khó không? cách chăm sóc và tác dụng

Đu đủ không chỉ được biết đến là loại quả có hương vị thơm ngon, ngọt mà còn là “ thần dược ” giúp mọi người khỏe mạnh.

Rất nhiều bộ phận trên cây đu đủ có tác dụng tuyệt vời như sử dụng làm thuốc chữa bệnh tim, khắc phục chứng mất ngủ, hồi hộp, đau lưng mỏi gối và đau dạ dày viêm mãn tính…

Hướng dẫn trồng và chăm sóc đu đủ (Nguồn: higlum)
Hướng dẫn trồng và chăm sóc đu đủ (Nguồn: higlum)

Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến các bạn các kiến thức về cách trồng loài cây này. 

Hiểu về đặc tính của cây đu đủ 

Đu đủ thuộc dòng cây ăn trái nhiệt đới được trồng phổ biến ở rất nhiều nơi. Loại cây này, chúng ưa nắng cùng với trời ấm áp. Nhiệt độ thích hợp nhất cho chúng sinh trưởng phát triển là từ 20 đến 30oC. 

Một lưu ý nhỏ cho bạn là đất trồng cây đu đu ẩm vừa phải nhé. Bởi vì giống cây này cần nước tuy nhiên rất sợ úng cũng như chịu úng kém. Rễ cây đu đủ đâm nhánh ngang nhiều, chúng đâm sâu khá kém nên sẽ rất dễ bị long gốc, hút chất dinh dưỡng kém khi gặp gió to. Đặc biệt hơn là rễ của cây đu đủ có công dụng chữa bệnh hôi chân rất hiệu quả. 

Do những đặc tính của đu đủ nên tránh đặt chậu ở chỗ có gió to. Loại cây này không chịu được gió to. Khi gặp gió to lá đu đủ dễ bị gãy, rách nát thậm chí chết cây. Vì vậy, cần chọn lớp đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt để giúp rễ cây phát triển. Thông thường, số lá sẽ tỉ lệ thuận với số phát hoa mọc ra ở nách lá và đây chính là khả năng đậu quả của đu đủ.

Chăm sóc đu đủ tại nhà
Chăm sóc đu đủ tại nhà

Giống cây đu đủ có thể trồng quanh năm và nhiều thời vụ. Tuy nhiên tốt nhất thì bạn nên tập trung vào các thời điểm sau : trồng tháng khoảng tháng 3 đến tháng 4 và thu hoạch vào dịp Tết đến xuân về để được giá cao, trồng tầm tháng 9 đến tháng 10 để thu rộ nhất vào tháng 7 tới tháng 8 năm sau bạn nhé. Ngoài ra, nếu được chăm bón tốt cho cây có thể thu hoạch được 3 đợt quả/ năm. 

Xem thêm:

Cách trồng đu đủ trong thùng xốp – trái ăn quanh năm

Chọn hạt giống

Để trồng đu đủ thì có rất nhiều phương pháp gieo trồng có thể kể đến ví dụ như phương pháp hữu tính và phương pháp vô tính. Tuy nhiên nổi bật hơn cả là phương pháp gieo trồng đu đủ bằng hạt đang được áp dụng rất nhiều ở các địa phương. 

Xem thêm  Hướng dẫn ủ phân hữu cơ đúng cách, hạn chế được vi khuẩn gây hại

Bước đầu là chọn hạt giống. Đây là khâu rất quan trọng trong quá trình gieo quả thu hoạch đấy nhé. Đầu tiên, ta cần chọn những quả đu đủ to mập, khỏe, chắc chắn là nói không với sâu bệnh. Sau đó bạn lấy hạt khi quả chín đều. 

Lưu ý là bạn chỉ nên lấy những hạt màu đen ở đoạn giữa gần cuối của quả đu đủ thôi nhé. Sau đó, ta rửa sạch màng nhớt bên ngoài của hạt nhẹ nhàng, đem hong khô rồi gieo. Chọn hạt giống đúng cách sẽ giúp cây trồng phát triển tốt, đạt kích thước và thu được năng suất như mong đợi. 

Với khâu đầu tiên kỹ lưỡng thì chắc chắn kết quả bạn đạt được sẽ cao và bạn  có những trái đu đủ siêu ngon cho gia đình.

Kỹ thuật ươm cây con

Kỹ thuật ươm cây con rất quan trọng yêu cầu người trồng cần phải thực hiện một cách tỉ mỉ, cẩn thận trong từng bước. Đầu tiên, người trồng phải ngâm hạt giống trong nước khoảng 40 độ C với khoảng 5 giờ đồng hồ. Đây là công đoạn giúp chúng lên mầm nhanh nên bạn chú ý nhé.

Có nên trồng đu đủ không?
Có nên trồng đu đủ không?

Sau đó bạn trồng sẽ ủ hạt trong bao vải ẩm đã được chuẩn bị từ 4 đến 5 ngày. Khi đã đủ độ thời gian, hạt sẽ bắt đầu nứt vỏ và nảy mầm. Lúc này chúng ta có thể mang đi gieo.Bạn có thể  gieo từ 2 đến 3 hạt trong hạt bầu để phòng trường hợp khi hạt ít nảy mầm hoặc sâu bệnh phá hoại, tỉa bớt cây đực. 

Và đu đủ sẽ bắt đầu nảy mầm sau khoảng 10-15 ngày. Khi trong bầu có từ 4-5 cặp lá, cao 10-15 cm thì đem trồng vào chậu. Một lưu ý nhỏ, ta phải đặt cho cho bầu và cây giống nằm ngang trên bề mặt đất xuôi hướng Đông – Tây, vun đất quanh bầu, nén chặt gốc và tưới đủ ẩm cho cây. 

Sau khi trồng đu đủ xong, bạn trồng phải dùng que cắm nâng ngọn cây cho ngóc lên sao cho thân gốc đu đủ luôn nghiêng một góc 45 độ so với mặt luống từ khi trồng cho đến suốt quá trình sinh trưởng. 

Chuẩn bị đất trồng

Đất trồng là một yếu tố giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Chính vì thế bạn trồng cần quan tâm tới đất trồng cây đu đủ nhé. Đất tốt cây sẽ sinh trưởng tốt và cho nhiều hoa trái. Và ngược lại đất xấu sẽ khiến cây bị còi cọc và ít ra hoa quả ngon.

Với đất trồng đu đủ, ta có thể mua sẵn nhưng tốt nhất là nên lấy đất ải từ ruộng lúa hoặc đất phù sa phơi khô trộn với xỉ than đã qua xử lý theo tỷ lệ 4:1. Sau đó 50% còn lại trộn với phân bò hoại mục, phân gà, cá, bã thuốc Đông Y, phân trùn quế ) mỗi loại khoảng 10%. 

Xem thêm  Hướng dẫn chăm sóc cây ráy thủy sinh - đơn giản, xanh tốt

Tuy nhiên, mọi người cần phải chú ý không được lấy đất từ những chậu trồng nước nhằm tránh nhiễm nấm, bệnh cho cây. Nên bố trí rải một lớp xỉ than đập vụn pha lẫn vỏ trấu dày khoảng 5cm dưới đáy chậu/ thùng để dễ thoát nước và không khí có lên được vùng đất trồng thông qua lỗ thoát nước. 

Chọn giá thể trồng (thùng xốp hoặc chậu trồng)

Trong kỹ thuật trồng cây thì chắc chắn không thể thiếu giá thể. Nếu chưa biết sử dụng giá thể gì cho đu đủ thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay nhé.

Khi chọn chậu trồng đu đủ phải có lỗ thoát nước tốt, không được để đọng nước mưa, nước tưới lâu. Nếu không cẩn thận ở khâu chọn chậu rễ sẽ bị thối hoặc sinh nấm làm cây chết. Ngoài ra, bạn có thể kê cao chậu để lùa tay nút gỗ giữ nước khi thời tiết nắng hanh, hanh khô và tiện lợi trong việc tháo nước khi trời mưa ngập úng. 

Chậu/ thùng trồng đu đủ càng to càng tốt để bộ phận rễ cây có thể phát triển thoải mái, cây hút được nhiều chất dinh dưỡng sẽ giúp ra nhiều hoa đậu, nhiều quả, to khỏe. 

Nếu chọn trồng trong thùng nên chọn thùng xốp cỡ đại, xử lý trong, ngoài thành hộp. Nếu bạn chọn trồng trong chậu phải chọn loại thật to với đường kính trên 60cm, cao 40-45cm để bộ rễ có đủ không gian phát triển. 

Xem thêm:

Kỹ thuật chăm sóc đu đủ siêu đơn giản – cho trái lớn

Khi mua cây giống về ta không nên trồng ngay vào trong chậu, thay vào đó nên trồng dặm vào túi hoặc hộp nhỏ nhằm dễ di chuyển khi gặp tiết trời xấu ( thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, mưa to…) và dễ chăm bón cho cây. 

Sau khi cây cao khoảng 50-60cm mới được trồng chính thức vào chậu. Lúc này, cây bén rễ sẽ hút ngay được nhiều chất dinh dưỡng, phát triển, sinh trưởng nhanh bởi các loại đất và các loại phân được chuẩn bị trong chậu hoàn toàn đã ngấu. 

Nước tưới và phân bón

Từ giai đoạn này trở đi, ta ngừng hẳn bón hoặc tưới đạm để tránh trường hợp bị lốp lá. Chú ý, hằng ngày phải luôn đảm bảo đủ độ ẩm trong đất, không được để đất khô quá hoặc ướt quá bởi đặc tính của cây đu đủ thích nước nhưng chịu ngập úng kém. 

Về chế độ bón phân, bón phân kali cách 7-10 ngày, ta theo dõi và bón tăng lượng phân vi sinh và phân hữu cơ theo sự sinh trưởng của cây. 

Cũng tùy thuộc vào giống cây, thời tiết và cách chăm sóc cây chừng 5-6 tháng cây sẽ ra hoa. Với giai đoạn này ta cần bón thêm kali để đậu được nhiều quả và quả sẽ ngọt, chắc khi chín. 

Xem thêm  Cách chăm sóc hoa dạ ngọc minh châu - vẻ đẹp nhẹ nhàng

Bởi rễ của cây đu đủ ăn nông, chúng rất sợ bị chạm rễ nên khi bón phân tốt nhất là rắc phân lên mặt đất rồi phủ ít rác hoặc ít đất tơi vụn. Đặc biệt, tuyệt đối không được đào bới sâu làm cây bị dứt rễ dễ sinh bệnh, ảnh hướng lớn đến quá trình “sinh đẻ”. 

Phòng bệnh

Vấn đề thường gặp và là mối quan tâm rất nhiều của những bạn trồng có lẽ là vấn đề về sâu bệnh hại. Quá trình chăm sóc về nước tưới, phân bón,…rất tốt nhưng bạn lại để cây bị sâu bệnh thì mọi công sức sẽ thành công cốc.

Trong quá trình sinh trưởng, người trông quan tâm nhất là phòng bệnh cho đu đủ vì bệnh gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của trái. Đu đủ thường bị một số loài sâu hại như rệp sáp, nhện đỏ, bọ nhảy… Có thể phòng bệnh bằng cách phun Decis 2,5ND (nồng độ 0,1%), Trebon (1%) để diệt trừ chúng. 

Với bệnh virus xoăn ngọn cần áp dụng một số biện pháp phòng ngừa tổng hợp như sau : sử dụng giống kháng bệnh, bón cân đối NPK và không nên trồng 2 vụ đu đủ liên tiếp trên cùng một chân ruộng. 

Để phòng bệnh virus xoăn ngọn cần áp dụng biện pháp phòng ngừa tổng hợp như: Sử dụng giống kháng bệnh. Bón cân đối NPK. Không nên trồng 2 vụ đu đủ liên tiếp trên cùng chân ruộng.

Ngoài ra, ta cần phải luân canh triệt để với cây trồng nước. Đối với các bệnh thường gặp ở cây đu đủ như bệnh đốm vàng, phấn trắng hay thán thư… thì phòng bệnh càng sớm càng tốt. Bạn có thể sử dụng phòng bệnh bằng cách sử dụng một số loại thuốc như Daconil, Topsin hay Zineb, Mancozeb để phun loại trừ sâu bệnh hại. 

Thu hái

Đây là bước mà ai ai trồng cây trái đều háo hức đón chờ. Còn gì thích thú hơn sau bao công sức vất vả đã đến ngày hái lượm thành quả của mình nhỉ?

Khi trái đu đủ đạt được kích thước tối đa như mong muốn và bắt đầu chuyển sang đoạn chín thì có thể thu hoạch được. Hãy quan sát lúc vỏ trái đu đủ bóng lên, có màu hơi ửng vàng ở chóp của trái có thể gọi là đu đủ lên da, lúc này nhựa mủ trong cây đu đủ chảy ra hơi trong. 

Khi thu hoạch chú ý cần thu trái lúc thời tiết nắng ráo bởi vỏ trái đu đủ khi chín thường mềm dễ bị xây xát. Với nhiệt độ khoảng 8 – 12oC trái đu đủ chín có thể tồn trữ, bảo quản được khoảng 3 tuần. 

Lời kết

Cây đu đủ là một loại cây rất gần gũi và gắn bó với cuộc sống thường ngày của chúng ta với rất nhiều công dụng như ăn quả, chữa các loại bệnh…

Trên đây là những chia sẻ chi tiết về kỹ thuật trồng cây đu đủ, hy vọng nó sẽ giúp ích được cho bạn trong quá trình gieo trồng. Chúc các bạn thành công và thu hoạch được những trái đu đủ tươi ngon.

4.6/5 - (5 votes)