Kỹ thuật trồng cây bơ cho năng suất cao – chăm sóc đơn giản

Ngày nay con người rất quan tâm đến đời sống xanh. Chính vì vậy mà người ta thường tìm những loại cây xanh về trồng tại gia đình. Loại cây vừa giúp không gian xanh tươi vừa cho những trái ngọt thơm rất được mọi người ưa chuộng. Một trong những loại cây hữu dụng ấy là cây bơ.

Chắc hẳn ít hay nhiều thì đã có người nhắc đến cây bơ khi nói chuyện cùng bạn đúng không? Bơ là một loại cây có hương vị thơm ngon, bổ dưỡng , béo ngậy. Chúng đem lại rất nhiều giá trị trong đời sống của chúng ta như bóng mát, chất dinh dưỡng,…

Hình ảnh quả bơ (Nguồn: higlum)
Hình ảnh quả bơ (Nguồn: higlum)

Mà những món ăn giàu chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe từ bơ rất đa dạng dễ làm và chúng còn mang lại hiệu quả cao cho nền kinh tế nông nghiệp nước ta nhiều năm trở về đây.

Cây bơ có đặc điểm gì? Nguồn gốc và hình thái ra sao?

Nguồn gốc và phân bố

Bơ thuộc loại cây cận nhiệt đới có nguồn gốc từ Mexico và được người Pháp mang sang  trồng nhiều ở nước ta vào những năm 1940. Hiện nay trên cả nước bơ được trồng ở nhiều tỉnh thành, tập trung nhiều và nổi tiếng như ở các tỉnh miền trong như Lâm Đồng, Bà Rịa-Vũng Tàu hay Đồng Nai, Daklak và cả miền Bắc như: Phú Thọ,..

Loại cây này rất dễ trồng so với các loài cây ăn quả khác, chúng có khả năng thích nghi và chống chọi tốt với những bất lợi từ môi trường khắc nghiệt như hạn hán, gió, đất cằn cỗi nghèo chất dinh dưỡng,.. Tuy vậy chúng vẫn đen lại năng suất cao hàng năm cho người trồng. 

Ngoài vai trò to lớn là đem lại nhiều chất dinh dưỡng trong vấn đề thực phẩm, bơ còn là loại cây đem nhiều bóng mát, một loại trái cây có độ an toàn khá là được đảm bảo. Do chúng có lớp vỏ ngoài dày bao bọc nên hạn chế được sự tấn công từ các loài sâu hay các loại côn trùng chích hút. Cây bơ rất ít khi cần  đến sự góp mặt của thuốc bảo vệ thực vật.

Giá trị dinh dưỡng của trái bơ
Giá trị dinh dưỡng của trái bơ

Giá trị dinh dưỡng

Bơ là một trong những loại cây ăn thuộc nhóm có giá trị dinh dưỡng cao nhất, với hàm lượng calo giàu năng lượng (trung bình có khoảng 245 calo/100g thịt trái), cùng với đó hàm lượng chất bé cũng không nhỏ (26,6g/100g) chứa nhiều vitamin như vitamin A (0,17mg), vitamin B hay vitamin E và nhiều các chất bổ dưỡng khác đều rất có lợi đối với sức khỏe con người.

Theo nghiên cứu của Koch, F.D,1983 đã cho chúng ta thấy rằng hàm lượng giàu tổng số trong thịt của trái bơ rất cao chỉ sau mỗi trái oliu. Và đặc biệt là dầu trong trái bơ còn làm giảm cholesterol trong máu. 

Không chỉ vậy vitamin E trong bo còn có tác dụng bảo vệ các axit chống lại sự oxy hóa, nhờ vậy quá trình lão hóa của tế bào được làm chậm giúp chúng ta có một làn da tươi sáng và căng tràn hơn. Các dòng xà phòng hay những mặt hàng mỹ phẩm cao cấp đều chọn bơ làm nguyên liệu sản xuất.

Đi đôi việc thuộc nhóm chất giàu dinh dưỡng là cách thức bổ sung nạp vào cơ thể rất đa dạng. Chúng ta có thể chế biến bơ theo nhiều cách ăn khác nhau như có thể ăn tươi, dùng làm kem mát lành, làm bánh sandwiches hay có thể sử dụng làm các món ăn nhanh khác nhau,… 

Ở Đông Nam Á nói chung cũng như Việt Nam nói riêng thì trước kia bơ là một loại trái cây ít được quan tâm và ưa thích nhưng riêng ở các nước Âu, Mỹ thì đây là một trái cây rất được ưa chuộng hay được người tiêu dùng quan tâm vì giá trị dinh dưỡng và mùi vị của chúng đem lại.

Cách trồng bơ hiệu quả – năng suất cao

Bơ là một loại cây có giá trị kinh tế cao, cũng có rất nhiều giá trị khác nữa như dinh dưỡng,… Chính vì vậy có rất nhiều người muốn nuôi trồng loại cây này. Vậy bạn đã có hiểu biết đúng về cách trồng bơ hiệu quả chưa? Cùng tìm hiểu với chúng mình ngay nhé!

Xem thêm  Kỹ thuật trồng táo đại cho trái lớn - quả ăn quanh năm

Môi trường đất

Đối với các loại cây trồng, môi trường đất là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc cây phát triển sinh trưởng tươi tốt. Môi trường đất thuận lợi sẽ giúp cây khỏe mạnh phát triển và cho năng suất cao. Còn ngược lại môi trường đất không tốt sẽ khiến cây khô cằn thậm chí gây chết. cây bơ cũng vậy, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về môi trường đất loại cây này nhé.

Chọn giống bơ
Chọn giống bơ

Do có tính chịu hạn cao nên bơ không chịu được ngập úng vì vậy đất trồng phải đảm bảo tơi xốp thoát nước tốt, tránh để xảy ra hiện tượng ngập úng gây nấm rễ chết cây. Dù vậy lượng mưa hàng năm của khu vực phải đạt từ 1200 – 1500mm. Độ pH phù hợp của cây là từ 5 – 7 . Nếu xem canh bơ với cây cà phê hay các cây khác thì phải bổ sung thêm vôi.

Ở Việt Nam thì các tỉnh Tây Nguyên có thổ nhưỡng là phù hợp nhất để trồng bơ đạt năng suất cao và chất lượng quả ổn định

Nên trồng bơ vào tháng mấy?

Bà con trồng bơ thì trồng vào đầu mùa mưa ( Tháng 5, Tháng 6 Dương Lịch) là thời điểm trồng bơ tốt nhất. Nhưng nếu điều kiện tưới tiêu cho phép thì cuối mùa mưa hay cuối mùa khô bà con cũng có thể trồng được.

Lưu ý khi bà con trồng trong mùa khô thì cần tiến hành đánh bồn đẻ tiện tưới nước, trồng xong kết hợp phủ gốc bằng rơm rạ, cỏ khô, vỏ lạc ,…hoặc các vật liệu có sẵn tại địa phương để giữ ẩm, tăng thêm chất dinh dưỡng cho đất. Cần che nắng và chắn gió cẩn thận khi trồng ở khu đất trống hoặc lag trồng xen kẽ với cây cà phê còn nhỏ chưa giao tán.

Nếu trồng trong mùa khô, cần tiến hành đánh bồn để tiện tưới nước, kết hợp phủ gốc bằng rơm rạ, cỏ khô, vỏ lạc,… hoặc các vật liệu có sẵn tại địa phương. Ngoài ra nếu trồng ở khu vực đất trống, hoặc xen với cây cà phê còn nhỏ chưa giao tán, phải tiến hành che nắng và chắn gió cẩn thận.

Chúng ta có thể lấy lá dừa hoặc lưới nilon để làm vận dụng khi tiến hành che nắng – chắn gió. Việc này tránh trường hợp cây bị gió to làm quật đổ. (Nguồn: higlum)

Chọn giống

Ngày xưa bà con hay thường nhận giống bằng hạt là chủ yếu. Nhưng với cách này thì cây lâu ra quả, năng suất cũng thay đổi nhiều. Do nhân giống cây bơ từ hạt tạo ra sự phân li ề gióng giữa cây mẹ và cây con nhiều nên năng suất và chất lượng cũng không  được ổn định.

Chính vì thế hiện nay phương pháp nhân giống phổ biến là ghép nêm chồi, giữ lại toàn bộ ưu điểm có từ cây mẹ.

Các giống bơ ngoại nhập có nguồn gốc từ Úc, Mỹ, Mexico mà người trồng nên chọn để làm giống canh tác ở thời điểm hiện tại là: Giống bơ BOOTH, Bơ HASS, Bơ REED. Với những đặc tính vượt trội như quả thơm dẻo, vỏ dày, đặc biệt là bảo quản được lâu. So với các giống bơ thông thường thì giống bơ này có thời điểm thu hoạch thường sớm hay muộn hơn . Đây là ưu điểm to lớn phù hợp  trong việc phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.

Bên cạnh những giống bơ ngoại nhập còn có những giống bơ trong nước hay được người trồng ở từng địa phương tuyển chọn làm giống cây cho phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương mình.

Giống bơ ấy còn được gọi là giống bơ đầu dòng, người trồng nên liên hệ với Sở Nông nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn của từng tỉnh để được tư vấn chi tiết chọn giống sao cho phù hợp nhất, làm người trồng cây thông thái.

Chuẩn bị hố trồng

Thuộc trong danh sách cây lấy bóng mát hàng đầu do bơ là loại cây có tán rộng, rễ cây phát triển nhiều theo chiều ngang, vì vậy mật độ trồng được phân bố như dưới đây:

  • Trồng bơ xen với cà phê: Các bạn nên trồng 9m hoặc 10m /1 cây (cứ  3 hàng cà phê thì trồng một hàng bơ) tương đương khoảng 123 cây/ha.
  • Trồng thuần: Với kích thước (7 mét x 7 mét) trồng vuông, tương đương các bạn trồng được 204 cây/ha; Hay là (6m x 6m) đối với trường hợp trồng so le hoặc các bạn canh tác trên đất xấu, tương đương với 277 cây/ ha
Xem thêm  Chuối Sứ là chuối gì? cách trồng - chăm sóc và tác dụng

Sau việc xác định khoảng cách và vị trí trồng bước tiếp theo là kích cỡ hố trồng. Hố trồng bơ có kích thước là 60 x 60 x 60cm. Lưu ý mỗi một hố trồng bà con dùng lớp đất mặn trộn đều với chục cân phân chuồng hoai mục (hoặc là trộn với 7kg phân hữu cơ vi sinh), tiếp tục cho 300 – 500g phân lân để chống mối cho cây bà còn cần thêm khoảng 300 – 500g vôi và 1 hạt long não.

Bà con chú ý khi trồng phải xé bầu hết sức là nhẹ nhàng hạn chế làm vỡ bầu, đứt rễ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Khi gỡ phần nilon ở đáy bầu (khoảng 3-5cm tính từ đáy) chúng ta nên dùng dụng cụ hỗ trợ như dao hoặc kéo cắt và gỡ cho dễ. Sau đó tiến hành đặt bầu vào chính giữa hố. Nén nhẹ phần đất xung quanh gốc để cố định bầu tránh việc bị nghiêng ngả rồi ảnh hưởng đến việc phát triển cây sau này.

Sau khi bỏ lớp nilon ở đáy bầu rồi thì t dùng dao hoặc kéo cắt nốt túi nilon chú ý là cắt từ trên xuống dưới, tiến hành lấp đất và tiếp tục nén nhẹ nhàng đồng thời rút từ từ túi nilon vừa cắt ra. 

Lấp đầy hố bằng đất trộn phân mà bà con đã chuẩn bị và song song với việc đó bà con dùng chân dẫm nhẹ xung quanh để nén đất. Bà con nhớ là khi trồng không nên trồng sâu , trồng sao cho mặt bầu ngang với mặt đất. 

Xem thêm:

Hướng dẫn chăm sóc bơ cho nhiều quả – nhanh thu hoạch

Nước tưới

Đối với cây bơ, yêu cầu nước tưới cần được sát sao để có hiệu quả tốt nhất. Hãy tìm hiểu ngay nhé.

Khi tưới nước cho cây bơ cần lưu tâm hai năm đầu.

Năm đầu: Các bạn cần tưới nước ngay sau khi các bạn tiến hành trồng xong, nếu mà trồng bơ vào mùa khô sau khi trồng thì cứ 3-5 ngày là phải tưới lại kết hợp với việc phủ gốc bằng rơm rạ, cỏ khô, trấu,… Về sau cách 10-15 ngày các bạn mới phỉ tưới 1 lần. Để tiện cho việc tưới chúng ta nên đánh bồn 1 x 1m .

Năm thứ 2: Khi mà bộ rễ đã ăn sâu nhưng vẫn phải thường xuyên tưới nước bổ sung trong mùa khô, thường thường cần tưới khoảng 4-5 đợt, mỗi đợt cách nhau ít nhất là 15-20 ngày.

Năm thứ 3 trở đi: Chúng ta nhàn hơn rất nhiều nếu trồng bơ xen với cà phê thì không cần phải tưới nước. Chỉ cần tưới cà phê vì bơ sẽ dùng chung lượng nước này với cà phê. Nếu trồng thuần thì mật độ tưới cũng giảm đi đáng kể cứ khoảng 20-25 ngày tưới một đợt. Đặc biệt chú ý khi vào thời điểm cây đang ra hoa chúng ta tránh việc tưới nước chờ đến khi cây đã đậu quả mới tưới. 

Dinh dưỡng – phân bón

Yếu tố dinh dưỡng là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc góp phần cây lớn mạnh tươi tốt và cho năng suất cao. Với điều kiện dinh dưỡng tốt, chắc chắn cây của bạn sẽ xanh tươi và phát triển khỏe mạnh và điều ra năng suất cao là chắc chắn. Tuy nhiên nếu dinh dưỡng không được để ý thì cây sẽ cho năng suất thấp đấy nhé. Chính vì vậy bạn cần đặc biệt chú ý yếu tố dinh dưỡng cho cây bơ.

Tương tự như bước tưới nước các bạn cần lưu tâm mấy năm đầu.

Năm thứ nhất: Sau khi trồng được khoảng 20 ngày. Chúng ta cần tiến hành bón thúc cho bơ. Sử dụng phân NPK để bón với tỷ lệ 2:2:1. Mỗi hố các bạn cho ít nhất là từ 0,1kg (100g). Khi bón xong cần tưới nước để giúp phân tan nhanh và thấm đều xuống đất. Vẫn bón với liều lượng như trên nhưng cách bạn bón tách ngày ra, giãn cách khoảng 30 ngày bón 1 lần.

Xem thêm  Nấm hoàng đế được trồng như thế nào? cách chăm sóc và thu hái

Năm thứ 2: Vẫn sử dụng loại phân NPK nhưng các bạn tăng lượng phân cần dùng ở mỗi gốc lên 200 – 300g. Cứ một năm bón 6 lần, chia ra 3 lần vào mùa khô và 3 lần vào mùa khô. Mùa khô bón phân cần tưới thêm nước khi bón.

Năm thứ 3 trở đi: Nếu bà con trồng bơ ghép thì từ năm thứ 3 cây bắt đầu ra quả bói. Nên tỉa bớt quả đi chỉ để lại số lượng quả tùy theo sức của cây. Bình thường thì là 1-3 quả / cành. Cần bón phân khi quả được 1 tháng đến khi thu hoạch (5-6 tháng) tiến hành bón 3 đợt phân và mỗi đợt bón dùng 2kg phân NPK. Sau khi thu hoạch người trồng cần bón bổ sung 1-2kg Ure và cắt tỉa bỏ cành yếu để cây nhanh chóng hồi phục.

Lưu ý khi cây ra hoa bà con tránh việc tưới nước và bón phân mà nên chờ đến khi hoa đậu thành quả. Để tránh việc đậu quả rồi mà lại bị rụng thì cần bổ sung thêm phân Kali

 Khi trồng bơ xen cà phê, từ năm thứ 3 trở đi bà con có thể giảm lượng phân xuống một nửa vì cây đã được thừa hưởng lượng phân từ cà phê.

Cắt tỉa – tạo dáng

Cây bơ trồng từ hạt thân thường mọc thẳng và cành ngang ngắn, còn cây bơ ghép thì thường phát sinh cành ngang rất sớm. Bây giờ cách trồng bơ bằng hạt không còn phổ biến nhiều như xưa. Vì vậy chúng ta cần tập trung vào việc cắt tỉa cành tạo tán cho các giống bơ ghép.

Còn đối với bơ trồng xen cà phê, ngay từ khi mới trồng, bà con không nên để nhiều cành mà chỉ nên để 1 cành mọc từ chồi ghép. Nhằm mục đích giúp cây dồn hết chất dinh dưỡng cho cành mới mọc từ chồi ghép.

Cùng với đó, cành cây sẽ không bị cạnh tranh mà có xu hướng mọc thẳng và dễ tạo hình cũng như tiết kiệm được rất nhiều diện tích. Khi cây đã cao hơn tán cà phê từ 1-2 m bà con tiếp tục tiến hành hãm ngọn để cây ra cành ngang.

Với bơ trồng thuần thì bà con có thể để cây phát triển tự nhiên không phải tỉa gần hết cành như trồng xen cà phê. Mà chỉ cần bấm ngọn ở độ cao 60cm đến 70cm. Sau đó ta chỉ việc cắt tỉa cành chồng chéo, chồi vượt… nhằm mục đích tạo tán tỏa đồng đều.

Thu hái

Cây ươm hạt có trái hơi lâu sau khi trồng được 5 hoặc 7 năm cây mới bắt đầu cho trái. Cây ghép cho trái sớm hơn sau khi trồng 2 đến 3 năm cây đã cho trái bói, tuy nhiên những năm đầu của cây ta chỉ để lại số trái tương xứng với hình vóc của cây; từ năm thứ 4, thứ 5 trở đi khi đó tiềm lực của cây đã đủ cho năng suất thì không cần tỉa bỏ trái nữa.

Cây bơ mang lại năng suất rất khủng. Năng suất của trái bơ biến động từ 8-20 tấn/ha/năm tùy theo từng loài giống. Ở thời điểm thu hoạch trái có thể ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cũng như điều kiện bảo quản, vận chuyển. 

Để thu hoạch vào thời điểm hợp lý thì nhà vườn thường thường sẽ dựa vào màu sắc của trái để thu . Tháng 7-8 dương lịch là lúc bơ đang vào mùa thu hoặc đúng vụ, còn bơ trái vụ là tháng 9-10.

Cần thường xuyên cắt bỏ cành yếu, cành có dấu hiệu sâu bệnh hại khi mà cây đã định hình và vào giai đoạn cây thu hoạch trái. Cần biện biện pháp chống đỡ cành khi cành nhỏ của cây mang nhiều trái do cành bơ rất giòn, dễ gãy đổ.

Lời kết

Đây là loài cây đem lại kinh tế lớn cho người trồng và đang được tiêu dùng rất thịnh hành. Với vai trò và chức năng vô cùng to lớn như chất dinh dưỡng, nguyên liệu cho mỹ phẩm và xà phòng nổi tiếng,.. (Nguồn: higlum)

Bạn có thể trồng cho gia đình mình một cây để phục vụ cho chính bản thân cũng như mọi người xung quanh. Nếu là người yêu thích trồng trọt bạn hãy thử lập nghiệp từ cây bơ bổ dưỡng chăm bón dễ và nhàn mà năng suất chất lượng lại cao. Chúc các bạn thành công!

Tham khảo thêm:

4.6/5 - (15 votes)